[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đứng trước thực trạng đề kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe vật nuôi cuối cùng là sức khỏe con người. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi không chứa kháng sinh và các hóa chất tổng hợp đang tăng cao. Nhiều quốc gia đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, bao gồm cả Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi trường, phúc lợi động vật cũng ngày càng được quan tâm hơn. Các giải pháp từ thiên nhiên trở nên được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Để quản lý, phòng chống bệnh hiệu quả, đặc biệt là bệnh Cầu trùng trên gà, người chăn nuôi cần đa dạng hóa, kết hợp các giải pháp khác nhau. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn cần được ưu tiên lên hàng đầu. Song, với nền chăn nuôi công nghiệp, chọn lọc giống đòi hỏi năng suất ngày càng cao, thời gian chăn nuôi ngày càng ngắn, kỹ thuật chăn nuôi và thực hành an toàn sinh học còn bất cập…, áp lực dịch bệnh là điều không thể nào tránh khỏi.
Các thuốc tổng hợp và hóa chất có hiệu quả điều trị cao, chi phí thấp, tuy nhiên cũng có những hạn chế như hiện tượng kháng thuốc khi sử dụng lâu dài và ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi. Cùng với độc lực khi sử dụng quá liều và tác hại đến môi trường nước, đất… cho thấy đây không phải là giải pháp bền vững. Các sản phẩm từ thiên nhiên có thể thay thế hiệu quả các sản phẩm tổng hợp cổ điển và an toàn hơn cho vật nuôi cũng như người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế về thông tin để có thể chọn lựa sản phẩm hiệu quả và chất lượng.
Hạn chế của sản phẩm từ thiên nhiên
Từ ngàn xưa, con người đã biết sử dụng các loại thảo dược để phòng, trị bệnh. Trong các loài thực vật có chứa rất nhiều hoạt chất khác nhau phục vụ cho từng mục đích phòng, trị cụ thể. Với sự phát triển của khoa học, các cơ chế hoạt động của từng hoạt chất ngày càng được hiểu rõ hơn và tiêu chuẩn hóa, đặc tính hóa để có hiệu quả tối ưu. Ví dụ, trên bệnh Cầu trùng, các nhà khoa học đã chứng minh được saponin thực vật có thể giúp tiêu diệt các tế bào Cầu trùng vượt trội. Cách hoạt động của nó cực kỳ đơn giản, là sự ly giải tế bào nhờ vào phản ứng giữa saponin và màng sterol của Cầu trùng. Có tới hơn 2.000 loài cây giàu saponin và mỗi loài cây có thể chứa lên tới hơn 100 loại saponin khác nhau. Hiệu quả của một sản phẩm gốc saponin sẽ phụ thuộc vào hàm lượng saponin và sự đa dạng về các loại saponin của nó.
Có nhiều sản phẩm tự nhiên trên thị trường, tuy nhiên thông tin xác thực về thành phần, hoạt chất và hàm lượng hoạt chất, cơ chế hoạt động, thí nghiệm chứng minh… còn chưa thật sự rõ ràng và minh bạch. Đó cũng là một hạn chế lớn ở dòng sản phẩm này và đôi khi dẫn đến những cái nhìn chưa đúng về thảo dược.
NORPONIN XO2 – Một ví dụ về chiết xuất saponin thay thế Ionophores và hóa chất trong phòng và điều trị bệnh cầu trùng hiệu quả
Với sự tiêu chuẩn hóa về hàm lượng saponin và sự đa dạng các loại saponin của cả hai nhóm saponin chính Steroid và Triterpenoid từ cây Yucca và Fenugreek, Norponin XO2 được cam kết về hiệu quả phòng trị Cầu trùng tương đương với ionophores và hóa chất thông qua hơn 60 thí nghiệm in vitro và in vivo ở các điều kiện môi trường khác nhau trên thế giới.
Hình 1: Tế bào Cầu trùng trước và sau khi tiếp xúc với Norponin XO2
Một thí nghiệm được thực hiện để so sánh hiệu quả của Norponin XO2 với các thuốc chống Cầu trùng hóa học trên gà thịt. 336.000 gà thịt 1 ngày tuổi được bố trí vào 12 nhà nuôi, chia thành 2 nhóm:
- Nhóm đối chứng: 6 nhà nuôi, 28.000 gà thịt mỗi nhà, sử dụng thức ăn tiêu chuẩn có bổ sung Semduramicin + Nicarbazin ở liều 500ppm (500g/tấn thức ăn).
- Nhóm thí nghiệm XO2: 6 nhà nuôi, 28.000 gà thịt mỗi nhà, sử dụng thức ăn tiêu chuẩn có bổ sung 250ppm Norponin XO2 (250g/tấn thức ăn).
Thời gian thí nghiệm là 31 ngày (1 ngày tuổi tới khi xuất chuồng). Các chỉ tiêu năng suất như: FCR, trọng lượng xuất chuồng, tăng trọng bình quân hàng ngày, tỷ lệ chết được ghi nhận.
Kết quả cho thấy, hiệu quả của Norponin XO2 tương đương với Semduramicin và Nicarbazin trong thí nghiệm này nhưng ở liều thấp hơn 50%. Tỷ lệ chết là chỉ tiêu khác biệt rõ rệt nhất, thấp hơn 25% ở nhóm Norponin XO2.
Một thí nghiệm khác trên 200.000 gà thịt, Norponin XO2 cũng chứng minh được hiệu quả thay thế của nó cho Salinomycin và Toltrazuril:
Nor-Feed Việt Nam
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ qua email:
Liên hệ kinh doanh: Mr. Bảo (+84) 355 147 250
- Nor-Feed Việt Nam li>
- norfeed li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất