Sáng 6/9, tại Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp, thôn Khe Đồi, xã Quang Sơn (thành phố Tam Điệp), Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (DTS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức lễ khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh.
Trang trại chăn nuôi thông minh thuộc dự án “Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại.
Tới dự có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Ban quản lý dự án tại Việt Nam và Hàn Quốc; Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam; lãnh đạo Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Ninh Bình.
Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 7/2023, đến nay đã hoàn thành và đi vào hoạt động; tổng diện tích là 20 ha, gồm 5 hợp phần chính: Lắp đặt mô hình trình diễn trang trại thông minh (trong đó diện tích chuồng nuôi lợn nái là 216 m2, diện tích chuồng nuôi lợn thịt là 467 m2); phát triển hệ thống phần mềm điều hành trang trại thông minh; đào tạo, chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước quản trị dữ liệu, điều hành hệ thống trang trại; xây dựng báo cáo chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển trang trại và hợp phần xây dựng hệ sinh thái, thương hiệu sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường, quảng bá chia sẻ nội dung dự án.
Đại diện các đơn vị nhấn nút tượng trưng, chính thức khánh thành công trình Trang trại chăn nuôi thông minh.
Nguồn vốn đầu tư bằng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc với tổng kinh phí đầu tư 3,5 tỷ Won (tương đương 73 tỷ đồng), vốn đối ứng hơn 326.000 USD, tương đương hơn 7 tỷ đồng.
Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp là nơi lưu giữ các giống gốc và các dòng lợn ngoại có gen quý được chăm sóc bởi nguồn nhân lực phát triển và có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh theo chuỗi. Sau khi được chăm sóc kỹ lưỡng, mỗi năm xuất bán được khoảng 4,5 – 6 nghìn con lợn giống sinh sản và 18-20 nghìn con lợn thương phẩm.
Đồng thời, đây còn là chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương trực thuộc Viện Chăn Nuôi, với hệ thống hạ tầng chăn nuôi hiện đại, còn rất nhiều dư địa để phát triển về quy mô diện tích cũng như tiến hành các nghiên cứu, thử nghiệm khoa học mới.
Dự án hoàn thành giúp cung cấp thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng, tăng năng suất và thu nhập cho nông dân thông qua ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh theo chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời nâng cao năng lực trong chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, lưu thông hàng hóa và quản lý dữ liệu hệ thống cho cán bộ và người dân tham gia dự án.
Các đại biểu dự lễ khánh thành.
Trong bối cảnh các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh hoàn chỉnh với những ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vẫn chưa được đầu tư bài bản do chi phí cao, Dự án “Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam” được kỳ vọng sẽ tạo ra một mô hình sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch điển hình, có khả năng cạnh tranh cao, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng.
Tại lễ khánh thành, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam; lãnh đạo Ban quản lý dự án Hàn Quốc và lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã bấm nút chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động trang trại chăn nuôi thông minh.
Hồng Nhung-Thái Học
Báo Ninh Bình
- trang trại chăn nuôi li>
- Trang trại chăn nuôi lợn li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Tin mới nhất
T4,04/12/2024
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
0379889599