[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã và đang đối mặt với tình trạng nguồn cung nguyên liệu thiếu ổn định. Vì vậy, việc liên tục cập nhật những kiến thức, giải pháp và sản phẩm mới nhất về nhất dinh dưỡng vật nuôi, công nghệ vận hành là “chìa khóa” quan trọng, giúp các nhà máy thức ăn chăn nuôi tiết kiệm được năng lượng, nguyên liệu, tối ưu hóa chi phí sản xuất, cân bằng được việc thiếu ổn định nguyên liệu, hỗ trợ tăng trưởng năng suất và cuối cùng là gia tăng lợi nhuận.
Đó là thông điệp của sự kiện FeedSchool 2024 do Công ty Trouw Nutrition Việt Nam và Công ty Bühler Việt Nam tổ chức thành công ngày 3/10/2024, tại khách sạn InterContinental Nha Trang (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
Các đại biểu tham dự sự kiện FeedSchool 2024
FeedSchool 2024 là sự kiện với mục tiêu chia sẻ kiến thức, ươm mầm ý tưởng, thảo luận mở các vấn đề trong ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam; thúc đẩy việc áp dụng công nghệ bằng việc phân tích dữ liệu, tối ưu hóa quy trình, tối ưu hóa nội tại và cải thiện hiệu suất nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây cũng là dịp kết nối, hợp tác cộng đồng; trao đổi kiến thức lẫn nhau và nâng cao hiểu biết thông qua những thông tin chuyên sâu từ những chuyên gia.
Tham dự sự kiện FeedSchool 2024 có đại diện: Cục Chăn nuôi – ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng và bà Nguyễn Quỳnh Hoa, trưởng phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế; lãnh đạo Công ty Nutreco Việt Nam; lãnh đạo Công ty Buhler Việt Nam và hơn 60 khách mời đến từ các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Ngành chăn nuôi Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển
Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi
Phát biểu tại sự kiện, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết rất vui mừng, phấn khởi khi tham gia hội thảo này. Ông cho rằng, chưa bao giờ ngành chăn nuôi có tổng đàn ấn tượng như vậy, khi có đàn lợn xấp xỉ gần 30 triệu con; đàn gia cầm khoảng 500 triệu con, trong đó đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới; đàn dê cừu trên 3 triệu con; đàn trâu bò trên 8 triệu con. Sản phẩm của ngành chăn nuôi về cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thịt, trứng, sữa của người dân trong nước.
Việt Nam đã có hệ sinh thái văn bản pháp luật, tư liệu sản xuất đầy để cho ngành chăn nuôi phát triển. “Ngành chăn nuôi còn dư địa phát triển lớn, vì vậy tích cực tích cực và có cách tiếp cận mới hơn để phục vụ đúng giai đoạn phát triển lịch sử trong thời kỳ mới”, ông Dương Tất Thắng khẳng định.
Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng chia sẻ: “Tại sao có mặt tại đây, vì tôi rất quan tâm đến lĩnh vực này. Bởi trong giá thành sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn, với heo chiếm từ 60- 65% và với gia cầm thì chiếm từ 70-75%. Tiết kiệm 1% thức ăn chăn nuôi, gấp 3 lần giống, môi trường, công nghệ. Hội thảo với chủ để tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi làm tôi rất tò mò và mong muốn tham dự để tìm hiểu thêm”.
Việt Nam là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á và top 10 thế giới về sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất trên 21 triệu tấn. Những công nghệ hiện đại nhất, hàng đầu trên thế giới về sản xuất thức ăn chăn nuôi đã có mặt tại Việt Nam. Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam có những bước tiến đáng trân trọng là nhờ vào các doanh nghiệp trong nước và FDI đã mang đến công nghệ, trình độ quản lý…
Tuy nhiên, ngành thức ăn chăn nuôi thời gian qua đối mặt với nhiều khó khăn nguồn cung nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu bị tác động bởi nhiều yếu tố xung đột vũ trang, ảnh hưởng của bão lũ, hạn hán…
Ông Dương Tất Thắng mong các chuyên gia, doanh nghiệp tham gia hội thảo chia sẻ về góc độ kỹ thuật những giải pháp thiết thực để tối ưu hoá quản lý sản xuất, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm trước hết cho doanh nghiệp mình, sau đó cho ngành chăn nuôi. Cùng với đó, ông cũng mong muốn được doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, đề xuất cụ thể, làm căn cứ xây dựng thể chế, văn bản quy phạm pháp luật sát thực tiễn đáp ứng sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Sức mạnh của dinh dưỡng và quản lý trang trại tốt có thể biến đổi ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi
Trong bài trình bày với chủ đề “Nuôi dưỡng tương lai” ông Duco Onnes- Tổng Giám Đốc Nutreco Việt Nam cho biết, một vấn đề đặt ra làm sao có thể cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho mọi người.
Bởi có 4 vấn đề quan trọng cần giải quyết đó là: (1) Nguồn cung gặp khó khăn vì sự biến động của thị trường nguyên liệu thô, các rào cản thương mại, khan hiếm tài nguyên; (2) Báo động vấn đề an toàn thực phẩm, kháng thuốc kháng sinh, bệnh truyền nhiễm; (3) Nhu cầu gia tăng bởi theo dự báo, đến năm 2050, Trái Đất có gần 10 tỷ người sinh sống và chúng ta sẽ cần sản xuất thêm 70% lương thực để nuôi sống họ, mà không làm cạn kiệt hành tinh (4) Nhiều hơn những ối quan tâm về môi trường và xã hội như giảm phát thải khí nhà kính, nạn phá rừng, phúc lợi động vật, chủ nghĩa địa phương…
Ông Duco Onnes, Tổng Giám Đốc Nutreco Việt Nam
Ông Duco Onnes khẳng định: “Tầm nhìn của chúng tôi là đổi ngành công nghiệp của chúng ta – và thậm chí là hành tinh này. Vì vậy, chúng tôi đang thách thức hoạt động của chuỗi thực phẩm ngày nay, để tạo ra một tương lai tươi sáng hơn, từ thiên nhiên đến bàn ăn. Chúng ta cần thay đổi bản thân, làm tốt hơn để nuôi dưỡng tương lai; và cùng thách thức lẫn nhau dù trong một ngành, để thay đổi và cùng tiến lên…
Ngành dinh dưỡng của Trouw Nutrition là thương trên toàn thế giới với những lĩnh vực như: premix, thức ăn hỗn hợp, khoáng chất cho trang trại, dinh dưỡng thú non, sản phẩm chăm sóc sức khỏe động vật, phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Ông cũng khẳng định, Trouw Nutriton liên tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, không chỉ ở các trung tâm R&D của doanh nghiệp, mà còn hợp tác với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và khách hàng hàng đầu trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, Trouw Nutrition Việt Nam dưới sự quản lý của Nutreco Việt Nam hiện nay có 1 nhà máy tại tỉnh Long An, với công suất 16,000 tấn/ năm sản xuất ra các sản phẩm như premix, khoáng vi lượng, chất kết dính độc tố nấm mốc…Các sản phẩm đã đạt nhiều tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng như GMP+, ISO 9001:2015, FAMIQS…
Theo Tổng giám đốc Nutreco Việt Nam, các đổi mới thương mại mới nhất của Trouw đó là: Cơ sở dữ liệu độc tố nấm mốc toàn cầu; Giảm 3 log Salmonella trong thức ăn chăn nuôi; Quản lý độ ẩm trong dây chuyền để cải thiện chất lượng thức ăn.
Trouw Nutrition được xây dựng dựa trên cam kết mạnh mẽ trong việc chuyển đổi khoa học thành các giải pháp quản lý trang trại và dinh dưỡng thực tế, khả thi. “Chúng tôi tập trung các sáng kiến của mình vào năm lĩnh vực chiến lược mang lại lợi ích bền vững cho động vật, trang trại và môi trường”, Ông Duco Onnes nhấn mạnh.
Ông cũng nhận định, nguyên liệu thô và thức ăn chăn nuôi bị ô nhiễm là một con đường quan trọng có thể làm cho các mối nguy hiểm từ thức ăn chăn nuôi đi vào chuỗi thực phẩm, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Việc thương mại toàn cầu ngày càng tăng và việc sử dụng các sản phẩm phụ hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và bền vững hơn đã củng cố thêm trọng tâm trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cao trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ sức khỏe, hiệu suất và phúc lợi của động vật.
Vì vậy, tham vọng của chúng tôi đó là: An toàn thức ăn chăn nuôi là điều kiện tiên quyết để sản xuất thực phẩm an toàn, bền vững bằng cách cung cấp các giải pháp chẩn đoán và công nghệ tiên tiến tập trung vào việc cải thiện tính an toàn và tính bền vững của chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi, sức khỏe và phúc lợi của động vật
Chương trình an toàn thức ăn chăn nuôi của công ty đó là: Sản xuất thức ăn bền vững bằng cách duy trì giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thô, sản phẩm phụ và thức ăn; phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonel la trong chuỗi thức ăn chăn nuôi; giảm thiểu sự hiện diện của độc tố nấm mốc trong thức ăn; cải thiện hiệu suất và vận hành xuất sắc của nhà máy thức ăn chăn nuôi.
Ông khẳng định, để giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu đó, cần thiết phải “cùng hành động với nhau, hợp tác với cơ quan Chính phủ và sự chung tay của các doanh nghiệp trong ngành”.
Tại sự kiện, các chuyên gia đến từ Bühler Việt Nam và Trouw Nutrition đã có những bài trình bày chuyên sâu về quản lý thức ăn chăn nuôi và nhận được sự quan tâm, chú ý và đánh giá cao của các đại biểu đến từ các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi.
Chủ đề: “Sản xuất ép viên, làm thế nào để thực hiện chính xác?” do ông Antoniel Franco – Giám đốc thương mại kỹ thuật toàn cầu Trouw Nutrition trình bày trực tuyến.
Chủ đề: “Quản lý Silo nguyen liệu – Chương trình quản lý nguyên liệu thô” do ông Witthawat Songsujaritkul, Giám đốc chuỗi giải pháp nhà máy sản xuất Thức Ăn APEX
Bà Tăng Thị Thu Yến, Giám đốc phát triển sản phẩm,Trouw Nutrition Việt Nam chia sẻ tại sự kiện chủ đề “Tối ưu hóa hiệu quả nhà máy thức ăn chăn nuôi với giải pháp – Trouw Nutrition”
Ông Nguyễn Văn Anh – Giám đốc nhà máy Nutreco Việt Nam trình bày chủ đề “ “Đổi mới trong chế biến thức ăn thủy sản tại Việt Nam”
Ông Philipp Fritschi – Giám đốc khu vực Đông Nam Á-Buhler với bài trình bày“Tự động hóa & Số hóa Nhà máy thức ăn chăn nuôi” .
Các chuyên gia của Trouw Nutrtition, Tập đoàn Bühler Thụy Sĩ, Bühler Việt Nam và các chuyên gia đã giải đáp nhiều thắc mắc của khách hàng về kỹ thuật, công nghệ chuyên sâu sản xuất thức ăn chăn nuôi và dinh dưỡng vật nuôi.
Ban tổ chức tặng quà lưu niệm cho các diễn giả tại hội thảo.
Bài và ảnh: Hà Ngân
Quý độc giả quan tâm đến các bài trình bày của diễn giả, hoặc sản phẩm, dịch vụ của Trouw Nutrition vui lòng liên hệ:.
Trouw Nutrition Việt Nam:
Văn phòng đại diện: Trouw Nutrition Việt Nam (Nutreco Việt Nam)
Địa chỉ: Tầng 6-7, Toà nhà Alpha Tower, Số 151 Nguyễn Đình Chiểu, Phường. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: +84 2835 262 313
Thư điện tử: [email protected]
- Trouw Nutrition li>
- Bühler Group li>
- nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất