Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mất gần 10 tỷ đồng vì Dịch tả lợn châu Phi (ASF), nhưng nhờ sự tiên phong, chị Nguyễn Thị Thu Oanh, chủ một đại lý kinh doanh cám tại Vĩnh Phúc sau khi tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE đã tự tin mở rộng quy mô chăn nuôi lợn.

     

    Mỹ Đức (Hà Nội): Người dân yên tâm chăn nuôi lợn sau tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi

     

    Đan Phượng (Hà Nội): Tiêm vắc xin dịch tả heo châu Phi, nông hộ yên tâm chăn nuôi

     

    Mất gần 10 tỷ vì ASF, 3 năm mới dám quay trở lại nuôi lợn

     

    Đại lý thức ăn chăn nuôi Tuấn Thu ở địa chỉ phố Kiệu, xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc nổi tiếng và có uy tín với người chăn nuôi ở khu vực này. Bởi lẽ, đây là đại lý có thâm niên 11 năm, cung cấp cám cho hệ thống trại chăn nuôi và người chăn nuôi ở đây mỗi tháng gần 1.000 tấn. Đây cũng là đại lý có doanh số bán hàng nhiều thứ hai tại miền Bắc của công ty thức ăn chăn nuôi số 1 tại Việt Nam.

     

    Chị Nguyễn Thị Thu Oanh, chủ đại lý thức ăn chăn nuôi Tuấn Thu là người phụ nữ giản dị, nhưng rất nhanh nhẹn, quyết đoán trong công việc. Trái ngược với hình ảnh kho cám rộng vài trăm mét vuông, cao ngất của nhiều đại lý, thì khu để cám kết hợp với bán thuốc, vaccine của đại lý Tuấn Thu  rất khiêm tốn. Chị Thu cho biết, chỉ cần khách có nhu cầu mua, xe chở cám từ nhà máy vào thẳng kho của trại, bảo quản an toàn và tiết kiệm chi phí bốc dỡ, giá bán tối ưu cho người chăn nuôi hơn.

     

    Có ưu thế từ việc kinh doanh cám, nên gia đình chị Nguyễn Thị Thu Oanh đã đầu tư trại lợn bài bản, có quy mô chăn nuôi lên tới 110 nái và 500 thịt.

     

    Năm 2018, đàn heo của chị Thu Oanh bị nhiễm dịch Lở mồm long móng; năm 2019, đại dịch ASF xảy ra đã khiến nghề nuôi lợn ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc tan hoang và gia đình chị Oanh cũng không phải là ngoại lệ.

     

    Kể về quãng thời gian đối mặt với ASF, người phụ nữ ấy vẫn còn nhớ như in cảnh phải kéo những con heo nái mang thai ì ạch, sắp đến ngày đẻ ra xe tải để đi tiêu hủy, mà lòng quặn thắt. Sau khi đưa chúng đi, ngồi ở cổng trại, chị cứ ngẩn hết cả người vì đối với chị và gia đình, đàn lợn là tài sản lớn, là tình cảm và tâm huyết.

     

    Sau đó, chị Oanh tiến hành khử trùng chuồng trại, mua lợn bên ngoài vào, thì vẫn tiếp tục bị nổ dịch. Chị nhẩm tính thiệt hại lên tới gần 10 tỷ vì ASF nên đã dừng chăn nuôi lợn vào năm 2021. Chị cắt hết khung lợn nái để bán sắt vụn, lấp chuồng để nuôi gà. Tuy nhiên, nuôi gà cũng bấp bênh, thua lỗ liên tục, nên chị nghĩ quay về với nghề nuôi lợn.

     

    ASF cũng khiến việc kinh doanh cám của chị ảnh hưởng nhiều. Trước thời điểm dịch xảy ra, chị từng bán 500 tấn cám lợn/tháng, nhưng hiện tại giảm đi rất nhiều, chủ yếu bán cám gà và cám cút.

    Chị Nguyễn Thị Thu Oanh cho đàn lợn ăn

     

    An tâm mở rộng chăn nuôi vì đã có vắc xin ASF

     

    Từ đầu năm 2024, chị Thu Oanh được đội ngũ thị trường của doanh nghiệp cám chị đang bán khuyên: nếu quyết tâm nuôi lợn trở lại, thì nên tiêm vắc xin ASF để  bảo hộ. Tin tưởng, chị Oanh mua 100 con lợn về nuôi, sau 1 tháng tiến hành tiêm toàn bộ vắc xin AVAC ASF LIVE.

     

    Sau khi tiêm, đàn vật nuôi ban đầu chỉ có một số phản ứng phụ như tiêu chảy lỏng, nhưng sau 1 tuần thì phát triển ổn định và cứ thế khỏe mạnh đến khi xuất bán.

     

    Về an toàn sinh học, trong 1 tháng sau khi tiêm, chị đảm bảo an toàn sinh học cho trại lợn bằng cách phun khử khuẩn, hạn chế người ra vào, ở cửa chuồng có hố sát trùng…28 ngày sau tiêm, chị lấy 20 mẫu đi kiểm nghiệm thì thấy 100% số mẫu có kháng thể. Từ đó, chị không sử dụng thuốc sát trùng và cho khách, trong đó có đoàn nhà báo chúng tôi vào tham quan trại.

    Đàn lợn phát triển khỏe mạnh, hồng hào trong trại của chị Nguyễn Thị Thu Oanh

     

    Với đàn lợn 100 con, mỗi con xuất chuồng đạt 130-140kg, bán giá 68.000 đồng/kg (thời điểm tháng 9/2024), chị Thu Oanh thu lãi 3 triệu/con. Hiện nay, đàn lợn 200 con của gia đình chị cũng đã được tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE.

     

    Chị Nguyễn Thị Thu Oanh khẳng định: “Tôi thấy vắc xin hiệu quả nên yên tâm chăn nuôi. Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư chuồng trại, con giống để nuôi quy mô lớn hơn, nhất là nuôi lợn nái”.

     

    Sau khi mạnh dạn thử nghiệm tiêm vắc xin và thành công, chị Nguyễn Thị Thu Oanh cũng khuyến cáo cho khách hàng hàng chăn nuôi lợn của mình nên tiêm phòng để yên tâm chăn nuôi. Chị chia sẻ thẳng thắn: “Khu vực này, ngoài nhà chị mới có 4-5 hộ dám tiêm. Hộ tiêm khi lợn có triệu chứng bệnh thì sau 3-5 ngày là chết. Nhiều hộ  chưa dám tiêm vì sợ lây cho nái”.

    Trại lợn của chị Nguyễn Thị Thu Oanh đón những hộ chăn nuôi vào tham quan thực tiễn

     

    Cũng để cho khách hàng tin tưởng hơn về thực tiễn tiêm vắc xin, chị Nguyễn Thị Thu Oanh đã mời khách hàng của mình vào tận trại để tham quan. Một trong số đó là ông Cao Văn Sanh, xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

     

    Ông Sanh là một nông hộ nhỏ nhưng có nhiều năm gắn bó với nghề nuôi lợn. Từng nuôi hơn 30 con lợn/lứa, nhưng bị “nổ” ASF, ông Sanh đã chuyển một số diện tích sang nuôi gà trứng nhưng cũng bấp bênh, vì giá trứng thấp quá.

     

    Đến trang trại của chị Oanh, ông Sanh có niềm tin lớn, mong muốn tìm ra cách khôi phục lại đàn lợn.  Khi được tận mắt chứng kiến đàn lợn khỏe mạnh sau khi tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE và nhất là được nghe TS. Nguyễn Văn Điệp chia sẻ về vắc xin, ông Sanh đã quyết định lấy vắc xin  về tiêm trên đàn lợn của mình.

    Ông Cao Văn Sanh, xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (bên phải ngoài cùng) tham quan trại lợn của chị Nguyễn Thị Thu Oanh

     

    Ông Lê Văn Khá (khu 4, thôn 7, xã Đại Đồng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho biết, cũng có 20 năm chăn nuôi lợn, nuôi nhiều nhất là 36 lợn thịt, hơn chục con lợn nái. Từ năm 2019, từ khi có ASF, nuôi đàn lợn nào cũng dính dịch, chỉ còn sống từ 1-2 con.

     

    Nhờ đại lý cám Tuấn Thu giới thiệu nên đầu tháng 4/2024, ông Lê Văn Khá đã tiêm vắc xin AVAC ASF trên đàn lợn 8 con. Đàn vật nuôi khỏe mạnh, không bị ASF nên ông Khá đã xuất bán đàn này.  Đàn lợn thứ 2, ông Khá cũng đã tiêm và sức khỏe đàn lợn ổn định.

    Ông Lê Văn Khá cho đàn lợn ăn

     

    Tăng cường phối hợp với công ty thức ăn chăn nuôi lớn để tuyên truyền, phổ biến vắc xin AVAC ASF LIVE

     

    TS Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam cho biết, thời điểm này, AVAC tự tin cung cấp vắc xin cho thị trường Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Vắc xin đang vào thị trường từ từ. Thời gian gần đây, số lượng tiêm vắc xin đã tăng lên do người chăn nuôi thấy hiệu quả từ các mô hình tiêm đại trà ở Cao Bằng, Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Ninh…Công ty cũng đã đẩy mạnh truyền thông các mô hình thành công nên nhận thức của người chăn nuôi tăng lên.

     

    Đối với thị trường xuất khẩu, tháng 8/2024, AVAC xuất khẩu 180.000 liều sang Phillippines. Bộ Nông nghiệp Phillippines mua số hàng này và tiêm phòng có kiểm soát cho các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ trước, gần đây triển khai tiêm trên trại lợn lớn hơn. Họ thận trọng đánh giá trên 41 con lợn trên 22 trại đã nổ dịch, kết quả thấy vắc xin bảo hộ cho đa số trại nổ dịch và miễn dịch trên 90%. Phía Phillippines đang hoàn thiện quy trình đánh giá vắc xin trên lợn nái và đấu thầu mua vắc xin qua nhà phân phối của AVAC.Dự kiến từ ngày 4-7/12/2024, đại diện Bộ Nông nghiệp và  các Hiệp hội Chăn nuôi Phillippines sẽ tới thăm AVAC.

    TS. Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam trao đổi với chị Nguyễn Thị Thu Oanh

     

    Đối với các quốc gia khác như Nigieria đã nhập 5000 liều và đang hoàn thiện quy trình thử nghiệm. Indonesia đã được cấp phép nhập vắc xin về thử nghiệm. Một số nước Ấn Độ, Nepan cũng đang chờ hướng dẫn của Tổ chức Thú y thế giới về tiêu chuẩn vắc xin ASF, và dự kiến tới dự t5/2025 mới có  tiêu chuẩn này.

     

    “Hiện nay, vắc xin AVAC ASF LIVE an toàn và cho kết quả bảo hộ tốt với chủng hiện tại. Có một số biến chủng vắc xin độc lực thấp, mới xuất hiện thì vắc xin có mức độ bảo hộ hạn chế hơn, nhưng chủng đó chiếm tỉ lệ thấp tại Việt Nam”, TS. Nguyễn Văn Điệp khẳng định.

     

    Vắc xin chỉ phát huy hiệu quả khi tiêm đúng thời điểm, đối tượng và kết hợp đồng bộ với giải pháp khác, vẫn phải đảm bảo an toàn sinh học chặt chẽ. Hiện nay, nay vắc xin được khuyến cáo tiêm cho lợn thịt từ 4 tuần trở lên. AVAC đang phối hợp với Cục Thú y để tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho đàn nái và đực giống, sau đó tiến hành đăng ký lưu hành. Thực tế cho thấy, vắc xin AVAC ASF LIVE an toàn cho nái (chưa mang thai) và đực giống. Cụ thể, vắc xin không bài thải virus ra môi trường, không truyền lây từ lợn mẹ sang lợn con và lợn con đẻ bình thường. Trong hoàn cảnh nhất định thì nhiều nhà chăn nuôi đã quyết định tiêm cho nái và đực giống. Tất nhiên, khi được phép lưu hành vắc xin cho nái và đực giống thì việc đưa vắc xin vào trại sẽ tốt hơn.

     

    “Với trại lớn và công ty, đây là vắc xin mới nên họ cũng rất thận trọng và cần nhiều thời gian hơn để đánh giá về lứa tuổi tiêm, độ an toàn, hiệu quả vắc xin chặt chẽ hơn”,

     

    TS. Nguyễn Văn Điệp cũng chia sẻ, thời gian gần đây, AVAC đã tăng cường phối hợp với các công ty chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi lớn để tuyên truyền, phổ biến với người chăn nuôi về vắc xin. Cụ thể, AVAC kết hợp với đại lý thức ăn chăn nuôi Thu Tuấn để mời người chăn nuôi tới thăm trại và giải đáp thắc mắc. Từ trường hợp tiêm vắc xin thành công của đại lý, các các hộ/trang trại chăn nuôi khác của hệ thống đại lý này sẽ có niềm tin với vắc xin AVAC ASF LIVE và mạnh dạn tiêm phòng.

     

    Bài và ảnh: HÀ NGÂN

    TS. Nguyễn Văn Điệp, TGĐ AVAC Việt Nam: AVAC đã đưa ra thị trường 3 triệu liều vắc xin

     

    Tính đến nay, AVAC đã đưa 3 triệu liều vắc xin ra thị trường, đạt tỉ lệ bảo hộ trên 90% trên các đàn lợn tiêm phòng. Có trường hợp đưa vắc xin vào trại đã nổ dịch, thì hiệu quả bảo hộ bị hạn chế (do vắc xin chỉ để phòng bệnh). Còn trại chưa nổ dịch thì tiêm vào rất an toàn an toàn, điển hình Lạng Sơn đấu thầu mua 57.000 liều bằng ngân sách Nhà nước cộng thêm xã hội hóa đã tiêm trên 60.000 liều. Hiện nay, các ổ dịch ở Lạng Sơn đã được kiểm soát, chỉ còn nổ ra lác đác trên đàn nái và đực giống (do hiện nay mới chỉ có vắc xin cho lợn thịt được cấp phép). Tỉnh Cao Bằng tiêm trên 100.000 liều. Vắc xin AVAC ASF LIVE đã được tiêm 20.000 liều ở Bắc Ninh; Quảng Ngãi, Hải Dương cũng đã bắt đầu mua và tiêm.

     

    H.N ghi

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.