Tận dụng phụ phẩm như rơm, rạ, cây bắp (ngô)… làm thức ăn cho bò, chất thải trong chăn nuôi lại được sử dụng để cải tạo đất, góp phần tăng hiệu quả kinh tế bảo vệ môi trường. Với phương pháp nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn lợi nhuận tăng 29% so với phương pháp nuôi truyền thống.
Mô hình nuôi bò thịt tuần hoàn được Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang hỗ trợ 50% các khoản chi phí cải tạo chuồng nuôi, xây nhà để ủ phân bò, máy cắt nhỏ thân cây bắp, hệ thống phun sương làm mát chuồng nuôi, hệ thống nước uống sạch, thức ăn hỗn hợp cho bò bổ sung vào giai đoạn vỗ béo, sử dụng chế phẩm sinh học ủ phân bò, hệ thống phun sương làm mát chuồng nuôi và người chăn nuôi tham gia mô hình được hỗ trợ giới thiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Gia đình bà Nguyễn Thị Nhanh tại ấp Kiến Quới, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới là một hộ thực hiện mô hình. Bà Nhanh cho biết, trước kia bà nuôi bò theo cách truyền thống không có máy cắt thức ăn và máng ăn, uống. Từ năm 2023, gia đình bà được hỗ trợ các thiết bị và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo phương pháp ứng dụng các công nghệ tưới phun sương khi trời nắng nóng, máng ăn được trang bị sạch đẹp; sử dụng thân cây bắp kết hợp với bổ sung thức ăn hỗn hợp bằng công thức phối hợp hoàn chỉnh đảm bảo dinh dưỡng phù hợp cho đàn bò thịt. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò thường xuyên, liên tục, tránh thiếu hụt khiến bò đói, gia đình bà chia thành nhiều đợt trồng bắp trên diện tích 1 ha, cứ 10 ngày bà lại xuống giống một lần. Đến đợt thu hoạch, trái bắp non có thể bán, phần thân được cắt nhuyễn bằng máy cắt được Chi cục hỗ trợ. Chất thải của bò bà Nhanh đem ủ để bón cho ruộng bắp, thay thế một phần phân vô cơ, phần còn lại bán cho thương lái. Từ khi thực hiện mô hình, mỗi năm bà Nhanh xuất bán 2 đợt, đến nay tổng số đã lên đến 14 con bò thịt, nhờ vậy mà kinh tế của gia đình khấm khá hơn.
Đàn bò phát triển nhanh, ít bệnh
So sánh với cách nuôi truyền thống, cho thấy, sau 6 tháng nuôi, bò trong mô hình nuôi theo hướng tuần hoàn phát triển nhanh hơn do có hệ thống làm mát, nước uống có hệ thống sục khí ô-zon, nguồn thức ăn dồi dào, đảm bảo sạch sẽ, chất lượng, bò được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vào giai đoạn vỗ béo 03 tháng trước khi xuất chuồng. Do vậy đàn bò phát triển nhanh, ít bệnh. Mô hình sử dụng chất thải trong chăn nuôi bò đã qua xử lý làm nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng cung cấp cho diện tích trồng bắp. Theo tính toán, mô hình đã tăng hiệu quả kinh tế khoảng 29% so. Sau 6 tháng nuôi tăng trọng bò thịt trung bình đạt khoảng từ 0,7 – 1,4kg/con/ngày. Trong đó, tăng trọng trong 3 tháng cuối trước khi xuất chuồng đạt khoảng từ 1,1 – 1,4 kg/con/ngày. Ngoài ra, mô hình còn giảm lượng được 25% phân bón vô cơ cho 01 ha ruộng trồng bắp, thu trái non, hiệu quả kinh tế mang lại tăng khoảng 29% so với với cách nuôi truyền thống.
Là người trực tiếp theo dõi mô hình nuôi bò thịt tuần hoàn, chị Lê Thị Bé, nhân viên kỹ thuật Trạm Chăn nuôi và Thú y cho biết, ngành chăn nuôi đã hỗ trợ tốt việc tiêm phòng đủ các loại vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng và viêm da nổi cục, khuyến cáo người nuôi tiêm phòng thêm vắc-xin tụ huyết trùng. Qua quá trình theo dõi, nhận thấy bò phát triển, tăng trưởng rõ theo từng mốc thời gian. Mô hình rất hiệu quả. Trong thời gian tới ngành sẽ tiếp tục hỗ trợ người chăn nuôi trong công tác phòng bệnh như cấp thuốc sát trùng tiêu diệt mầm bệnh, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định và sẵn sàng hỗ trợ các nhu cầu khác khi người chăn nuôi cần để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vỗ béo bò.
Hiện nay, trên địa bàn xã Kiến Thành có khoảng 130 hộ nuôi với tổng khoảng 600 con bò. Anh Huỳnh Phú Quới, chủ tịch Hội Nông dân xã Kiến Thành Chợ Mới nhận định, xã có rất nhiều mô hình hay trong đó mô hình nuôi bò thịt tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân.
Hướng tới Hội Nông dân sẽ phối hợp với các ban, ngành đoàn thể chính quyền địa phương vận động tuyên truyền đề xuất hỗ trợ nguồn vốn cũng như một phần chi phí để nhân rộng mô hình nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn cho cho hội viên cũng như nông dân trên địa bàn xã góp phần ổn định kinh tế của địa phương nhằm duy trì cho hộ chăn nuôi trên địa bàn xã.
Trang Nghiêm, Trung tâm Khuyến nông An Giang
Nguồn: Khuyến Nông VN
- chăn nuôi bò thịt li>
- mô hình chăn nuôi bò thịt li> ul>
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
Tin mới nhất
T2,18/11/2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất