Theo WHO, chưa có bằng chứng về tình trạng lây nhiễm từ người sang người, song cần điều tra kỹ lưỡng mỗi ca bệnh và cần nỗ lực để giảm nguy cơ lây nhiễm giữa động vật sang loài mới cũng như con người.
Ngày 28/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia tăng cường giám sát cúm gia cầm sau khi Mỹ phát hiện trường hợp lây nhiễm đầu tiên ở trẻ em.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Giám đốc Phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh và đại dịch của WHO, bà Maria Van Kerkhove, cho biết dù hiện tại, số ca nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở người trên khắp thế giới không nhiều song đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây.
Đáng chú ý, ngày 22/11, Mỹ đã xác nhận trường hợp trẻ em đầu tiên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm gia cầm ở bang California. Đây là một trong hai ca nhiễm không có tiếp xúc với động vật bị bệnh.
Theo quan chức WHO, chưa có bằng chứng về tình trạng lây nhiễm từ người sang người, song cần điều tra kỹ lưỡng mỗi ca bệnh và cần nỗ lực hơn nữa để giảm nguy cơ lây nhiễm giữa động vật sang các loài mới cũng như con người.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chuẩn bị cho tình huống đại dịch, bà Van Kerkhove kêu gọi tiến hành giám sát chặt chẽ toàn cầu đối với động vật bao gồm các loài chim hoang dã, gia cầm, những loài động vật dễ bị nhiễm virus, như lợn hay bò sữa, để nắm rõ hơn quá trình virus lưu hành ở những loài động vật này.
Cúm gia cầm H5N1 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1996 nhưng kể từ năm 2020, số lượng các đợt bùng phát ở chim đã tăng theo cấp số nhân, cùng với sự gia tăng số lượng động vật có vú bị nhiễm bệnh.
Tháng trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xác nhận sự hiện diện của virus cúm gia cầm H5N1 ở một con lợn tại một trang trại ở bang Oregon.
Hồi tháng 3, các ca nhiễm cũng đã được phát hiện ở một số đàn bò sữa trên khắp nước Mỹ. Theo các số liệu, hầu hết các trường hợp mắc bệnh được phát hiện ở châu Âu và Mỹ đều ở thể nhẹ và có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hay môi trường nguy cơ cao./.
Đài Trang
TTXVN/ Vietnam+
- cúm gia cầm li>
- bệnh cúm gia cầm li> ul>
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
Tin mới nhất
T5,05/12/2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất