[Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 03/01/2025, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA) đã có công văn số 01/LHHVN về việc góp ý xây dựng văn bản pháp luật gửi Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Pháp luật; Bộ Khoa học và Công nghệ.
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Luật CLSP) và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Luật TCQC) là 02 Luật “gốc” có mức độ và phạm vi ảnh hưởng rất lớn, quyết định toàn bộ cách thức tiếp cận và phương thức kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa và chi phí sản xuất sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Trong đó, Luật CLSP chi phối tới 79 văn bản và Luật TCQC chi phối tới 104 văn bản luật, pháp lệnh quản lý chuyên ngành liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam. Luật TCQC được ban hành năm 2006 và Luật CLSP ban hành năm 2007, đã có tác dụng tích cực trong vấn đề kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa của nước ta.
Do thực tiễn phát triển của trình độ, năng lực sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa trong nước tăng nhanh, đặc biệt là vấn đề hội nhập ngày càng sâu, rộng của kinh tế và hàng hóa Việt Nam với thế giới, mà nhiều quy định của 02 Luật này đã không còn phù hợp, gây phát sinh chi phí sản xuất và bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Việc Quốc hội chủ trương cho phép sửa 02 Luật này là rất cần thiết.
Ngày 13/12/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với các hội, hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo khoa học về “Những vấn đề tồn tại, bất cập của Luật CLSP và Luật TCQC” với sự tham gia của 150 đại biểu là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam xin kiến nghị với Chủ tịch và Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan một số nội dung cần sửa đổi của Luật TCQC và Luật CLSP như sau:
1. Hợp nhất Luật TCQC vào Luật CLSP, trong đó dành một số chương, điều quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, lý do:
a) Khái niệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hiện nay là đã bao hàm cả yếu tố an toàn sản phẩm của hàng hóa.
b) Tiêu chuẩn chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật là một công cụ để quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, hàng hóa.
c) Trong thực tế hiện nay có nhiều quy định của 02 luật này đang trùng lặp nhau.
d) Tiện lợi cho các cơ quan quản lý và người dân truy cập và thực thi pháp luật.
2. Về nội dung chỉnh sửa, bổ sung Luật TCQC
2.1. Cần thống nhất quan điểm
Quy chuẩn kỹ thuật là những quy định của Nhà nước đưa ra nhằm đảm bảo các yêu cầu an toàn của sản phẩm, hàng hóa với con người, môi trường, an ninh quốc gia… bắt buộc các đối tượng chịu tác động phải chấp hành và là căn cứ để xử lý các vi phạm khi được các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện. Theo đó, người sản xuất, kinh doanh căn cứ vào những quy định của các Quy chuẩn kỹ thuật do nhà nước ban hành, để công bố chất lượng sản phẩm của mình phù hợp với quy định của nhà nước. Không áp dụng hình thức công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa như quy định hiện hành và trong dự thảo sửa đổi.
2.2. Lý do bỏ quy định công bố hợp quy:
a) Việc công bố hợp quy sản phẩm hiện nay rất hình thức không có ý nghĩa trong thực tế quản lý, song đang gây phát sinh nhiều chi phí vật chất và thời gian cho người sản xuất, kinh doanh.
– Các sản phẩm và quy trình sản xuất có quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Luật CLSP thuộc mặt hàng nhóm 2, là mặt hàng SXKD có điều kiện, đều đã được cơ quan chức năng đánh giá công nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật hoặc hoặc hệ thống tiêu chuẩn IS0, HCCP, GMP… Cũng như Việt Nam, quy định này đang được tất cả các nước phát triển áp dụng. Để đáp ứng được các hệ thống tiêu chuẩn này, thì các cơ sở sản xuất phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và quy trình quản lý, giám sát phù hợp đảm bảo sản xuất ra sản phẩm chất lượng và an toàn. Còn sản phẩm sản xuất ra, tiếp tục chịu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, nếu không đảm bảo như chất lượng công bố hoặc vi phạm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Nhà nước quy định thì sẽ bị xử lý theo pháp luật.
– Trong khi đó Luật TCQC lại đang quy định người SXKD phải thực hiện việc công bố hợp quy và trình báo bản công bố hợp quy tới cơ quan chức năng tất cả sản phẩm, quy trình có quy chuẩn kỹ thuật. Theo quy định này, người sản xuất kinh doanh hoặc tự công bố (không hề dễ vì quy định quy trình công bố hợp quy rất phức tạp) hoặc phải thuê các Tổ chức đánh giá sự phù hợp tới đánh giá nhà máy, quy trình sản xuất và lấy mẫu phân tích để công bố hợp quy sản phẩm. Đây là việc làm trùng lặp (cơ bản làm lại các nội dung đã được tiến hành trong quá trình đánh giá công nhận cơ sở SXKD đủ điều kiện) và lấy mẫu để thử nghiệm đánh giá chứng nhận hợp quy cho sản phẩm trong thời hạn 3 năm, vậy lấy gì để đảm bảo cho các lô sản phẩm sản xuất sau đáp ứng được yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật đã công bố!
Hợp quy khiến cho doanh nghiệp tăng chi phí sản xuất
b) Tăng chi phí sản xuất và lỡ cơ hội kinh doanh:
– Theo giá dịch vụ hiện nay, trung bình một sản phẩm, hàng hóa được đánh giá quy trình sản xuất và lấy mẫu thử nghiệm để công bố hợp quy, có thời hạn 3 năm phải công bố lại, có mức chi phí dao động từ 3-5 triệu đồng/sản phẩm. Với mức chi phí này, thì 01 doanh nghiệp quy mô vừa, thường có từ 200-300 loại sản phẩm, tốn kém từ 800 triệu – 1,2 tỷ đồng và nếu tính trên phạm vi quốc gia sẽ tiêu tốn hàng nghìn nghìn tỷ đồng.
– Theo quy định hiện hành việc công bố hợp quy sản phẩm, bao gồm thời gian đánh giá quy trình sản xuất, lấy mẫu thử nghiệm phân tích và công bố kết quả hợp quy, gửi đến cơ quan chức năng. Nếu làm đầy đủ quy trình này phải mất từ 15-30 ngày/sản phẩm sản xuất trong nước và từ 7-10 ngày/sản phẩm nhập khẩu. Tính thời gian này cho cả quốc gia với hàng triệu sản phẩm, hàng hóa, thì không biết đã bỏ lỡ biết bao nhiêu thời gian cơ hội (phải là nhiều triệu ngày) để sản phẩm, hàng hóa đi vào sản xuất, lưu thông.
c) Gây cản trở cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa:
– Vì phải lấy mẫu thử nghiệm để công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa, vô hình chung đã buộc 100% các lô hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện kiểm tra chất lượng trước thông quan. Điều này hoàn toàn trái ngược với thông lệ thương mại quốc tế hiện nay, đang áp dụng phương pháp kiểm soát rủi ro, hoặc kiểm tra xác xuất (không vượt quá 5% số lượng lô hàng nhập khẩu), hoặc áp dụng hình thức thừa nhận lẫn nhau, để trách kiểm tra 2 lần (là phương thức đang áp dụng phổ biến hiện nay trên thế giới);
– Làm chậm thời gian thông quan từ 7-10 ngày/lô (bao gồm thời gian doanh nghiệp gửi HS hàng hóa lên cơ quan, tổ chức chứng nhận; thời gian cán bộ nghiệp vụ đến kiểm tra hiện trường tại cảng hoặc kho, lấy mẫu và gửi mẫu phân tích; thời gian phân tích, có loại mẫu vi sinh vật phải nuôi cấy mất cả tuần và trả kết quả công bố hợp quy…);
– Làm tăng chi phí hàng hóa, nguyên liệu sản xuất nhập khẩu vào Việt Nam: Vì ngoài kinh phí kiểm tra, công bố hợp quy thông quan từ 3-7 triệu đ/lô hàng. Còn là chi phí bao bì phải thiết kế riêng cho thị trường Việt Nam (có dấu hợp quy…) và những yêu cầu xác nhận của cơ quan chức năng nước xuất xứ, theo những quy định cá biệt của phía Việt Nam, làm cho các nhà cung cấp phải nâng giá hàng hóa hoặc đưa ra các điều kiện khắt khe hơn với đối tác Việt Nam.
– Gây cản trở hoạt động thương mại điện tử: Hiện nay, phần lớn các loại sản phẩm, hàng hóa thông thường, được xuất, nhập khẩu và lưu thông phân phối trên thị trường bằng môi trường mạng, không cần kho trung chuyển, nhằm giảm chi phí logictis. Do vậy việc quy định phải đưa hàng hóa về kho chờ làm thủ tục công bố hợp quy sản phẩm trước thông quan là trở ngại rất lớn cho phương thức kinh doanh tiên tiến và tiết kiệm này.
d) Hệ quả của quy định phải công bố hợp quy sản phẩm:
– Phát sinh thêm chi phí và thời gian vật chất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa, mà đối tượng phải chịu chính là sản phẩm, hàng hóa và người tiêu dùng Việt Nam;
– Chi phí này, hoàn toàn do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp thu và chi cho các hoạt động của mình, ngân sách Nhà nước không được lợi gì;
– Là căn nguyên phát sinh tiêu cực, làm mất đi niềm tin và sự nghiêm minh của pháp luật. Để né tránh những bất cập này, các doanh nghiệp phải tìm cách thỏa hiệp (vì qua ý kiến phản ánh, trong thực tế kiểm tra hàng ngàn lô hàng hóa nhập khẩu của các Bộ chuyên ngành, hầu như rất ít có phát hiện về vi phạm hợp quy).
2.3. Không nên quy định quá cụ thể và bắt buộc về chất lượng và an toàn sản phẩm với hàng hóa xuất khẩu, tùy theo yêu cầu đặt hàng của mỗi quốc gia, thị trường
Theo quan điểm này, mà Luật CLSP và Luật TCQC hiện hành, không quy định hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, để tùy thuộc yêu cầu của nước nhập. Nhờ quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, trong nội dung sửa đổi Luật TCQC đang trình các cơ quan của Quốc hội thẩm định, lại đưa quy định công bố hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu tương tự như sản phẩm, hàng hóa trong nước là không phù hợp, sẽ phát sinh rất nhiều bất lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Xin kiến nghị Quốc hội thẩm định, giữ nguyên nội dung này như Luật hiện hành.
3. Trong trường hợp Quốc hội, vẫn chủ trương thông qua Luật TCQC mà không hợp nhất với Luật CLSP, kiến nghị cần bổ sung thêm các chế tài, yêu cầu các Bộ ngành, địa phương khi xây dựng, ban hành các luật, văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa, phải đảm bảo tính thống nhất quy phạm và quan điểm kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Vì trong thực tế triển khai luật TCQC vừa qua, mỗi bộ, ngành vận dụng một cách khác nhau, thậm chí ngay trong cùng một Bộ thì mỗi đơn vị vận dụng một kiểu theo chủ quan của mình, gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp và mất đi tính nhất thể hóa trong cách thức, phương pháp kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm tạo sức mạnh thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam.
4. Đối với Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Như đã nói ở phần trên, nhiều nội dung quy định trong Luật CLSPHH không còn phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và hội nhập quốc tế. Những quy định bất cập này, hoặc không được người dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc, gây phát sinh tiêu cực hoặc làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Kính đề nghị Quốc hội xem xét, sớm cho nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, nâng tầm chất lượng, an toàn và sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam kính đề nghị Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ có ý kiến chỉ đạo cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu.
P.V
Quý độc giả có thể xem toàn văn công văn số 01/LHHVN TẠI ĐÂY: CV góp ý kiến xây dựng văn bản PL
- hợp quy sản phẩm li> ul>
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
Tin mới nhất
T4,08/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất