[Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2024, ngành chăn nuôi đạt kết quả khả quan khi giá trị ngành chăn nuôi vẫn chiếm trên 26% GDP và đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp. Ước tính tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2024 khoảng 5,4% so với năm 2023.
Chiều 3/01/2025, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến; Cục trưởng Cục Chăn nuôi Dương Tất Thắng đồng chủ trì hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Trần My)
Tại hội nghị, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, năm 2024 là một năm “bình yên” đối với ngành chăn nuôi. Mặc dù đối mặt với việc bệnh dịch tả lợn châu Phi, đặc biệt trong khu vực chăn nuôi nông hộ ở một số địa phương vẫn diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi và cơn bão số 3 (bão Yagi) diễn ra trong đầu tháng 9/2024 đã ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất chăn nuôi, nhưng giá thịt lợn hơi theo xu hướng tăng cùng với việc giá nguyên liệu thức ăn giảm đã tạo động lực cho người nuôi lợn, nhất là doanh nghiệp duy trì và tiếp tục mở rộng sản xuất, vì vậy tổng đàn lợn và đàn gia cầm vẫn đạt được mức tăng trưởng khá.
Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê và tổng hợp báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm cuối tháng 12/2024, đàn lợn đạt 26,59 triệu con, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2023; đàn gia cầm khoảng 575,1 triệu con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2023. Chăn nuôi trâu, bò tiếp tục xu hướng giảm, trong đó tổng đàn trâu khoảng 2,07 triệu con , giảm khoảng 3,0%, đàn bò khoảng 6,29 triệu con, giảm 0,6%.
Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 8,26 triệu tấn, tăng 5,4% so với năm 2023; trong đó thịt lợn hơi 5,16 triệu tấn, tăng 6,6%; thịt gia cầm hơi 2,43 triệu tấn, tăng 5,4%. Sản lượng sữa tươi đạt 1,23 triệu tấn, tăng 6,0%; trứng đạt 20,2 tỷ quả, tăng 5,0%, góp phần khẳng định vị thế của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 533,6 triệu USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó có 122,9 triệu USD là sữa và sản phẩm từ sữa; 172,1 triệu USD thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật).
Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1.700 con lợn sống (tương đương 662 nghìn USD), 1.200 con bò sống. Ngoài ra, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,05 tỷ USD thức ăn gia súc và nguyên liệu (đầu vào cho hoạt động sản xuất chăn nuôi).
Bên cạnh đó, năm 2024 ngành chăn nuôi không chỉ chuyển đổi về phương thức, quy mô mà còn chuyển đổi cả về địa lý khi ngày càng nhiều tỉnh có tiềm năng lợi thế về vị trí, đất đai, không gian phát triển chăn nuôi. Cụ thể, các doanh nghiệp tập trung đầu tư, mở rộng sản xuất tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (như Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh…). Hiện nay, các tỉnh này có tốc độ tăng trưởng chăn nuôi cao khi các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Các chuỗi giá trị liên kết, ngành hàng được hình thành: Doanh nghiệp – trại chăn nuôi, doanh nghiệp – HTX – hộ chăn nuôi… nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng, trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh.
Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định, năm 2024 đánh dấu những nỗ lực không ngừng nghỉ của ngành chăn nuôi (Ảnh: Trần My)
Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định, năm 2024 đã đánh dấu những nỗ lực và cố gắng của ngành chăn nuôi trong cuộc chiến chống lại vấn nạn nhập lậu sản phẩm chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và đảm bảo an toàn sinh học. Ngành chăn nuôi đã thực hiện thành công “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045”, với trọng tâm là áp dụng các giải pháp bền vững, đảm bảo an toàn sinh học và giảm thiểu chi phí đầu vào.
Để hỗ trợ cho chiến lược này, nhiều chính sách mới đã được ban hành, trong đó tập trung vào việc nâng cao hiệu quả quản lý chăn nuôi, tăng cường phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, thu hút nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân cũng như các đối tác nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành.
“Nhờ sự cố gắng và hành động nhanh chóng, hiệu quả, đến hết năm 2024, đã có 7 chỉ tiêu đạt và vượt so với chỉ tiêu định hướng tại thời điểm năm 2025 theo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Thành công đạt được nhờ sự định hướng, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ NN&PTNT và những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành”, ông Thắng nhấn mạnh.
Năm 2024, cũng là năm Cục Thú y và Cục Chăn nuôi đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa hai cơ quan trong công tác tổ chức các hội nghị về an toàn thực phẩm, giết mổ và phòng chống dịch bệnh. Trong năm qua, Cục Thú y đã kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc và gia cầm, các bệnh như cúm gia cầm và tai xanh, lở mồm long móng… giảm đáng kể, góp phần thúc đẩy xuất khẩu.
Mặc dù dịch tả lợn châu Phi và lở mồm long móng vẫn tiếp tục phát sinh, tuy nhiên các loại vaccine nội địa đã phát huy tốt hiệu quả, chỉ có các trường hợp bệnh xuất hiện ở các cá thể chưa tiêm vaccine, chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong năm 2025, hai cơ quan sẽ tiếp tục tập trung vào 3 chương trình trọng điểm là phòng chống cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi và bệnh lở mồm long móng, đồng thời tăng cường giám sát điều kiện chăn nuôi và thú y tại các cơ sở giết mổ, đẩy mạnh tuyên truyền tiêm phòng và phát triển sản xuất vaccine nội địa.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, ngành chăn nuôi cần nỗ lực hơn nữa trong năm 2025 (Ảnh: Trần My)
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến biểu dương những thành tựu nổi bật của ngành chăn nuôi đạt được trong năm 2024, đồng thời chỉ ra các nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong năm 2025. Ông đề cao tinh thần phối hợp giữa các cơ quan, doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng trong việc thực hiện các quy định, nghị định để giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn đọng như ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm và chống buôn lậu.
“Năm 2025, ngành chăn nuôi cần tập trung ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi và an toàn sinh học. Các chính sách cần được truyền thông hiệu quả, đưa vào thực tiễn để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc đầu tư theo chuỗi, phát triển kinh tế tuần hoàn và đổi mới công nghệ, hợp tác quốc tế phải được coi là trọng tâm, với mục tiêu thu hút thêm đối tác nước ngoài, cải thiện thương hiệu và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Nỗ lực hơn nữa để đưa Việt Nam trở thành “bếp của thế giới””, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Ngoài ra, sự cần thiết của việc rà soát lại các văn bản pháp luật chưa phù hợp, tăng cường xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đánh bắt và chăn nuôi, đẩy mạnh tiêm vaccine để xây dựng vùng an toàn sinh học. Với những nỗ lực không ngừng trong việc cải thiện quản lý khai thác thủy sản, tuân thủ các quy định quốc tế và xử lý nghiêm các vi phạm, Việt Nam sẽ sớm được Liên minh Châu Âu (EC) gỡ bỏ “thẻ vàng”. Đây không chỉ là cơ hội để nâng cao uy tín và hình ảnh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, mà còn là động lực thúc đẩy xuất khẩu, tạo đà phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi trong tương lai, tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới.
Trần My – Thu Hằng
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
Tin mới nhất
T4,08/01/2025
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất