Sau khi so sánh giữa 2 loại thịt heo thường và heo sạch, nhiều người đã khẳng định heo nuôi bằng thực phẩm sạch thịt dai hơn, thơm ngon hơn, đặc biệt là thịt heo sống, lúc chưa chế biến không có mùi tanh như heo thường.
Trại heo Dũng Nhung ở ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ nuôi quy mô trên 50 heo nái, xuất chuồng mỗi năm trên 1.200 heo con và trên 350 heo thịt. Thế nhưng, từ khi giá heo bị khủng hoảng đến nay, trại bị thua lỗ nặng nề…
Chuồng trại chăn nuôi heo sạch của trại heo Dũng Nhung
Trước tình trạng bế tắc hiện nay, ông Dương Hoàng Dũng, chủ trại heo Dũng Nhung đã có sáng kiến chuyển sang nuôi heo bằng thức ăn sạch với ý định tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bởi hiện đa số khách hàng, nhất là khách hàng khó tính đều tẩy chay thực phẩm bẩn và săn tìm sản phẩm sạch, vệ sinh, an toàn.
Ông Hoàng Dũng chia sẻ: “Từ khi nắm bắt được thông tin người nuôi heo sử dụng chất cấm, chất tạo nạc và chất tăng trọng khiến cho nhiều người quay lưng lại với loại thịt này. Mới đây, ngành chăn nuôi heo lại bị khủng hoảng về giá cả do cung vượt cầu. Từ thực trạng đó, tôi đã mày mò nghiên cứu về cách nuôi heo bằng thức ăn sạch, thức ăn tự nhiên, không sử dụng kháng sinh phòng bệnh. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, tôi nhận thấy heo vẫn tăng trưởng bình thường, khỏe mạnh, nhưng đối với heo thịt, thời gian nuôi sẽ kéo dài hơn 2 tháng so với heo nuôi có dùng chất tăng trọng và chất kháng sinh”.
Gần đây tôi được ông Dương Hoàng Dũng mời đến trang trại của ông dự một buổi tiệc liên hoan đặc biệt. Đó là một buổi tiệc mà thực đơn gồm toàn các món ăn chế biến bằng thịt heo sạch do ông sản xuất. Trong buổi tiệc có nhiều thành phần gồm đại diện Công ty Anova Pharma chuyên sản xuất sản phẩm Taca, phục vụ cho chăn nuôi heo sạch; đại diện Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ); Chi cục Thú y TP Cần Thơ; chính quyền địa phương và nhiều hộ chăn nuôi heo.
Sau khi so sánh giữa 2 loại thịt heo thường và heo sạch, nhiều người đã khẳng định heo nuôi bằng thực phẩm sạch thịt dai hơn, thơm ngon hơn, đặc biệt là thịt heo sống, lúc chưa chế biến không có mùi tanh như heo thường.
PGS.TS Lê Thị Mến, chuyên ngành Dinh dưỡng thức ăn, ĐH Cần Thơ đã có nhận xét: “Hiện chúng ta chưa có đủ cơ sở khoa học để đánh giá sự khác biệt về chất lượng giữa thịt heo nuôi thường và thịt heo nuôi bằng thức ăn sạch mà chỉ có thể đánh giá bằng cảm quan qua màu sắc và độ thủy dịch. Đúng là thịt heo sạch không quá ướt, cũng không quá khô, thơm ngon, hấp dẫn, mùi vị tự nhiên nhờ không có dùng kháng sinh”.
Các ý kiến khác đều cho rằng heo nuôi bằng thức ăn thiên nhiên cho thịt ngọt, mỡ trong. Điều này chứng tỏ bước đầu trại heo Dũng Nhung đã thành công.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, vợ của ông Hoàng Dũng, người đã có trên 10 năm kinh nghiệm về nuôi heo đẻ và heo thịt cho biết, heo nái và heo con ăn thức ăn tự nhiên cũng khỏe mạnh và an toàn, đặc biệt thức ăn tự nhiên như tấm, cám, bắp trộn chung với sản phẩm Taca, một loại nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên được chiết xuất từ than bùn sẽ giúp cho heo con và heo thịt tăng cường sức đề kháng và chống được virus.
Ưu điểm kế đến là trong chăn nuôi không dùng chất kháng sinh, chuồng trại sẽ giảm mùi hôi, thịt heo lúc chưa chế biến gần như không có mùi tanh, khi nấu chín thịt sẽ săn chắc, mềm và hơi dai. Hiện trại heo Dũng Nhung đang thả nuôi 350 con cho ăn bằng thực phẩm sạch sẵn sàng cung cấp cho khách hàng trong nay mai.
Ngoài thức ăn sạch, trại Dũng Nhung còn rất chú ý đến chất thải từ chăn nuôi. Để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường, ông Hoàng Dũng đã tích cực hưởng ứng dự án “Phát triển nông thôn dựa trên cơ chế phát triển sạch ở ĐBSCL” bằng cách lắp đặt hầm biogas để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh trong chăn nuôi và tạo ra khí đốt để nấu nướng rất tiện lợi.
Thiên Lộc
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
Có thể nói trại heo Dũng Nhung đi tiên phong trong mô hình nuôi heo sạch và bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng kể. Hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng để nhiều trang trại khác có cơ hội phát triển, tạo môi trường sống tốt, ít bệnh cho vật nuôi, góp phần cung cấp thực phẩm vệ sinh an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, nhất là các nhà hàng, quán ăn và siêu thị.
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất