Bệnh dịch tả ở ngỗng, nguyên nhân và cách chữa trị và phòng bệnh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh dịch tả ở ngỗng, nguyên nhân và cách chữa trị và phòng bệnh

    Bệnh dịch tả trên ngỗng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ chết rất cao ở ngỗng, thậm trí ở vịt, ngan và thiên nga giai đoạn từ 1- 4 tuần tuổi rất thường xuyên sảy ra, một số ít gặp phải ở giai đoạn 3 tháng tuổi. Nguyên nhân chính là do virut Parvovirus gây ra. Bệnh được mang các tên khác nhau: cúm ngỗng, dịch tả ngỗng, viêm gan virus ngỗng, viêm ruột virus ngỗng, viêm thoái hóa cơ tim truyền nhiễm, viêm gan, thận tích nước ở ngỗng, bệnh Derzy…

    Bệnh dịch tả ở ngỗng, nguyên nhân và cách chữa trị và phòng bệnh

    1. Nguyên nhân

     

    Bệnh dịch tả ngỗng do một loại Parvovirus thuộc nhóm Parvoviridae.

     

    2. Loại gia cầm mắc bệnh

     

    – Ngỗng, ngan, thiên nga và hoang cầm.

     

    – Bệnh không có ở gà.

     

    3. Tuổi gia cầm mắc bệnh

     

    – Bệnh thường xảy ra ở ngỗng từ 1- 3 tháng tuổi.

     

    – Nặng nhất ở ngỗng từ 1- 4 tuần tuổi.

     

    4. Phương thức lây truyền

     

    – Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp: đường miệng và hô hấp (truyền ngang).

     

    – Bệnh cũng truyền từ mẹ sang con (truyền dọc).

     

    5. Triệu chứng

     

    Bệnh có 4 biểu hiện

     

    5.1. Thể cấp tính

     

    Ngỗng sốt cao, chán ăn, chậm chạp, mệt lả rồi chết trong thời gian từ 1- 5 ngày, tỷ lệ chết 100% ở ngỗng sơ sinh đến 7- 10 ngày tuổi.

    5.2. Thể dưới cấp

     

    – Sốt cao, khát nước, chán ăn, mệt, ủ rũ, ngại vận động.

     

    – Chảy nước mũi, hay lắc đầu vảy mỏ, mí mắt đỏ và phù nề, đây là điểm khác biệt với bệnh thiếu vitamin A.

     

    – Niêm mạc vùng dưới hầu họng được phủ một lớp màng giả dễ bóc, khi lột bỏ lớp màng giả này thấy rõ các điểm hoại tử sâu, đau.

     

    – Ngỗng giảm hoặc bỏ ăn, nhưng tiêu chảy mạnh, phân màu xanh vàng hoặc xanh trắng vàng.

     

    – Chúng gầy rộc và chết, tỷ lệ chết phụ thuộc vào tuổi ngỗng và bệnh thứ phát.

     

    – Nếu ngỗng mới nở chúng chết 100% trong một tuần đầu.

     

    – Nếu ngỗng 2- 3 tuần tỷ lệ chết khoảng 10%.

     

    – Nếu trên 3- 4 tuần tuổi chúng bị bệnh nhưng tỷ lệ chết không đáng kể.

     

    Nếu bị bệnh thứ phát thì tỷ lệ chết sẽ phụ thuộc vào bản chất bệnh bội nhiễm.

     

    5.3. Thể mãn tính

     

    – Đây là bệnh của những ngỗng có sức để kháng tốt hoặc còn sống sót từ 2 thể bệnh nêu trên với các triệu chứng tiếp theo:

     

    + Bệnh kéo dài hàng tháng.

     

    + Lông ở lưng và cổ bị rụng nhiều, rụng nhiều, để lại phần da đỏ để quan sát thấy.

     

    + Thể đứng của ngỗng đặc biệt (Pinguaving).

     

    + Ngỗng bệnh chết rải rác, tỷ lệ chết không đáng kể.

     

    5.4. Thể mang trùng

     

    Bệnh không có các dấu hiệu rõ ràng, chỉ mang trùng và trở thành nguồn bệnh nguy hiểm.

     

    6. Bệnh tích

     

    6.1. Thể cấp

     

    – Cơ tim nhợt nhạt như thịt luộc

     

    – Tim to, đầu tù.

     

    6.2. Thể dưới cấp

     

    – Viêm màng tim từ viêm tiết dịch đến viêm tiết xơ.

     

    – Viêm màng gan, gan sưng to và rắn chắc hơn bình thường và bị thoái hóa.

     

    – Lách và tụy cũng sưng to.

     

    – Phổi bị phù nề.

     

    – Ruột bị viêm tiết dịch (cata).

     

    – Dạ dày bị viêm loét có màng giả.

     

    – Vùng hầu, họng đều bị viêm loét tạo màng giả.

     

    – Đáng chú ý nhất là có xuất huyết điểm hoặc thành vệt ở cơ đùi, cơ ngực.

     

    6.3. Thể mãn

     

    – Vùng cổ và lưng bị trụi lông, để lộ ra các đám da đỏ tấy.

     

    – Gan và lách sưng to.

     

    – Xoang bụng chứa nhiều dịch thẩm xuất.

     

    7. Điều trị

     

    – Việc điều trị dịch tả cho ngỗng phải tiến hành song song 2 bước:

     

    • Bước 1: Can thiệp ngay bằng vacxin dịch tả ngỗng, ngay vào ổ dịch, tiêm dưới da gáy cổ hoặc nách 3 liều vacxin cho 1 con ngỗng (3 liều vacxin pha vào 0,3ml nước cất).

     

    • Bước 2: Cho đàn ngỗng uống ngay một trong các toa thuốc sau:

     

    Phác đồ 1: Cho 100kg ngỗng ăn

     

    + T.Flox.C : 20g

     

    + T.cúm gia súc: 20g

     

    + Super- Vitamin :20g

     

    + Bổ gan, TA. Sorbitol +B12: 40g

     

    4 loại thuốc trên trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày.

     

    Phác đồ 2:

     

    + T.Colivit : 20g

     

    + Anti- Gum: 20g

     

    + Bổ gan, TA. Sorbitol +B12: 40g

     

    Trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày. Đối với 100kg ngỗng.

     

    Phác đồ 3:

     

    + T.Avimycin : 20g

     

    + T.Cúm gia súc: 20g

     

    + Gluco.K.C.B2: 100g

     

    Trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày. Đối với 100kg ngỗng.

     

    8. Phòng bệnh

     

    – Chủ động tiêm phòng vacxin cho ngỗng lần 1 lúc ngỗng đạt 12- 15 ngày tuổi, lần hai sau đó 30 ngày. Nếu ngỗng được nuôi làm giống thì phải tiêm lần 3 trước khi đẻ 15- 20 ngày, Sau đó tiêm định kỳ 2 lần vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm.

     

    – Hạn chế chăn nuôi thả rông.

     

    – Chủ động công tác vệ sinh chăn nuôi.

     

    BSTY Vũ Thị Thu Thủy & BBT Hatthocvang Vietnam

    4 Comments

    1. Thành

      Tôi mới nuôi 40 con ngỗng được 3 ngày tuổi sau khi uống nước và ăn xong, chúng rỉa lông của nhau khiến ướt lông, cho hỏi nguyên nhân và cách khắc phục xin cảm ơn

    2. Huyền Hương

      Bạn có thể liên hệ với Bác sĩ Thú y Nguyễn Văn Minh – Giảng viên khoa Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sddt: 0911 515 383 để được giải đáp. Trân trọng!

    3. Thào Thị Sinh

      Cho cháu hỏi là trong mục điều trị tại sao lại dùng vacxin dịch tả để điều trị cho đàn ngỗng đang bị dịch tả ạ? Theo cháu được học thì nếu tiêm vacxin cho con vật bị ốm thì nó sẽ chết ngay mà?? Giúp cháu giải đáp được không ạ??

    4. Thào Thị Sinh

      Cho cháu hỏi nữa là tại sao ở phác đồ điều trị 1 và 3 lại là thuốc cúm gia súc mà không phải là thuốc cúm gia cầm.? Trong khi con ngỗng thuộc gia cầm???

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.