Với mức thuế chống bán phá giá sơ bộ vừa được công bố, mật ong Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế đến 412,49%, một mức thuế cao vô lý và gần như chặn đứng con đường xuất khẩu mật ong của doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả bất ngờ
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với mặt hàng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Kết quả hết sức bất ngờ khi mức thuế chung dành cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong của Việt Nam là 412,49%; mức thuế dành riêng cho Công ty CP Mật ong Buôn Mê Thuột là 413,99%, mức thuế dành cho Công ty CP Mật ong Đắk Lắk là 410,93%. Mức thuế này cao hơn gấp đôi so với mức thuế mà Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ đề xuất ban đầu là 207%. Trong khi đó, các nước khác cũng bị kiện bán phá giá trong đợt này là Brazil, Ấn Độ, Ukraine, Argentina lại bị áp mức thuế thấp hơn so với mức thuế mà các nhà nuôi ong Mỹ đề xuất.
Ông Lê Thanh Vân – Chủ tịch Hội Xuất khẩu mật ong Việt Nam cho biết: “Mỗi năm, ngành nuôi ong của Mỹ sản xuất chưa được 100.000 tấn nên phải nhập khẩu thêm hơn 200.000 tấn từ các nước như Argentina, Brazil, Ấn Độ, Ukraine và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam đứng đầu trong danh sách các nước nhập khẩu mật ong vào Mỹ. Theo đề nghị ban đầu của Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ, mức thuế áp cho mật ong Việt Nam là hơn 207%, cao nhất trong nhóm 5 nước cùng bị điều tra chống bán phá giá mật ong vào Mỹ.
Với mức thuế chống bán phá giá cao vô lý, mật ong Việt Nam gần như đã tắc đường vào Mỹ. Ảnh: QUANG THUẦN
Mỹ đã lấy giá mật ong Ấn Độ để làm căn cứ xem xét Việt Nam có bán phá giá hay không. Trên thực tế, giá mật ong Ấn Độ cao hơn Việt Nam khoảng 200 USD/tấn nên đã rất bất lợi. Tuy nhiên, mức thuế chung dành cho mật ong Việt Nam vừa công bố sơ bộ là 412,49%, cao gần gấp đôi so với mức thuế đề xuất ban đầu khiến chúng tôi rất bất ngờ và thất vọng”.
Ông Đinh Quyết Tâm – Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam cho biết: “Nguồn mật ong Việt Nam rất phong phú, thời gian thu hoạch mật ong kéo dài trong năm do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để nghề nuôi ong phát triển. Ngược lại, ong nuôi ở Mỹ chỉ cho mật trong thời gian 3 tháng/năm. Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu đàn ong, nghề nuôi ong là sinh kế của 35.000 nông hộ, phần lớn là nông dân sống ở nông thôn, miền núi, vùng kinh tế khó khăn…Dù chỉ là một ngành kinh tế nhỏ nhưng tác động của vụ việc đến tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sẽ lớn, nhất là đối với lực lượng người nuôi ong”.
Khi mất đi thị trường Mỹ tiêu thụ mỗi năm 50.000 tấn mật ong, các doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào thị trường nội địa và châu Á. Ảnh: QUANG THUẦN
Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp
Ngay sau khi có kết quả sơ bộ mức thuế chống bán phá giá áp lên sản phẩm mật ong Việt Nam, ông Đặng Bá Long, đại diện truyền thông Công ty CP Mật ong TPHCM đã thở dài ngao ngán: “Mức thuế này cao quá sức vô lý, xem như các doanh nghiệp mất luôn thị trường Mỹ. Trong hoàn cảnh này chúng ta chỉ còn thị trường châu Á, một ít ở châu Âu và tiềm năng ở thị trường nội địa”. Theo ông Long, sản phẩm mật ong muốn xuất khẩu vào Mỹ phải đạt được các tiêu chuẩn khắt khe của Hệ thống giám sát và cấp chứng nhận True Source Honey (chứng nhận nguồn gốc mật ong), tổ chức NSF International (cơ quan đánh giá, giám sát và chứng nhận từ những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ) và những tiêu chuẩn chất lượng của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của chúng tôi và nếu không còn duy trì được thì các công ty mật ong sẽ gặp khó khăn rất nhiều.
Ông Lê Thanh Vân – Chủ tịch Hội Xuất khẩu Mật ong Việt Nam cho biết: “Cả nước hiện có khoảng 35 doanh nghiệp xuất khẩu mật ong, với kim ngạch hàng năm khoảng 70 – 100 triệu USD. Hiện tổng sản lượng mật ong của cả nước đạt bình quân 57.000 tấn/năm, trong đó 90% tiêu thụ qua kênh xuất khẩu, trong đó 95% lượng xuất khẩu là vào thị trường Mỹ. Ngành mật ong đang phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá chắc chắn sẽ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề”. Theo một số chuyên gia nông nghiệp, từ năm 1996. Việt Nam đã là nhà cung cấp chính mật ong cho thị trường EU, với lượng xuất khẩu vào thị trường này lên đến hơn 5.000 tấn/năm. Tuy nhiên, từ năm 2007, do chúng ta vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nên phía EU đã cấm nhập khẩu mật ong từ Việt Nam. Từ đó đến nay, chỉ một số ít doanh nghiệp xuất khẩu được vào thị trường này khi vượt qua được hàng rào kỹ thuật về chất lượng sản phẩm. Mật ong Việt Nam hiện đang xuất khẩu được sang nhiều thị trường khác nhau, nhưng sản lượng không đáng kể. ngoài thị trường Mỹ, Việt Nam chỉ xuất được khoảng 2.600 tấn mật ong vào thị trường EU năm 2020; vài trăm tấn mỗi năm vào Nhật Bản…
Ông Đinh Quyết Tâm – Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam nhận định: “Trong quá khứ, năm 2001, Mỹ cũng áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong của Trung Quốc, mức thuế là 245%. Các doanh nghiệp Trung Quốc phải bỏ luôn thị trường Mỹ dù thời điểm đó Trung Quốc là nước hàng đầu về xuất khẩu mật ong vào Mỹ. Quay lại tình hình hiện nay, sau khi có kết quả điều tra, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải theo đuổi vụ kiện để tìm lại công bằng cho ngành nuôi ong Việt Nam. Thế nhưng, khó khăn là ngành nuôi ong hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Do đó, khó có đủ kinh phí để theo đuổi vụ kiện đến cùng”.
QUANG THUẦN
Báo Thanh Niên
- mật ong li>
- mật ong Việt Nam li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất