[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gia cầm đẻ rất nhạy cảm, dù chỉ là những trục trặc nhỏ nhất cũng đều làm sụt giảm tỷ lệ đẻ, vỏ trứng mỏng, mất màu, tỷ lệ ấp nở thấp…
Để tìm đúng nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời, người chăn nuôi phải đánh giá toàn diện các vấn đề sau đây:
Tuổi của đàn gà liên quan đến tỷ lệ đẻ trứng
Sản xuất trứng bắt đầu khi gà đạt khoảng 18-22 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt đến đỉnh cao khoảng 90% ở 6-8 tuần sau đó. Rồi sản lượng trứng sẽ giảm xuống còn khoảng 65%, sau 12 tháng đẻ.
Thay lông
Thay lông là quá trình tự nhiên của sự rụng lông và tái phát triển lông mới của gia cầm. Giai đoạn thay lông gia cầm mái chuyển protein và năng lượng vào sự tăng trưởng lông nên sẽ giảm đẻ. Nên bổ sung chế độ ăn nhiều protein hơn trong thời gian thay lông, để có thể đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng lông và tăng sản xuất trứng.
Thời gian chiếu sáng
Gia cầm đẻ cần thời gian chiếu sáng từ 14 đến 16 giờ, để duy trì sản xuất trứng. Nếu thời gian chiếu sáng giảm, gia cầm không ăn, dẫn đến sản lượng trứng thấp. Bổ sung thời gian chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo (sử dụng bóng đèn sợi đốt). Đèn nên được kiểm tra thường xuyên và làm sạch để không bị mờ.
Thiếu thức ăn
Nếu gia cầm đẻ không ăn trong vài giờ, sự suy giảm sản lượng trứng sẽ xảy ra ngay (nhất là trường hợp bị mất điện đột ngột vào ban đêm).
Thiếu nước
Nước chiếm khoảng 70% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm gần 75% khối lượng của quả trứng. Việc thiếu nước trong vài giờ có thể sẽ làm giảm sản lượng trứng. Do đó, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho gia cầm mọi lúc.
Sự thiếu hụt CALCI (Ca)
Ca không được cung cấp đầy đủ, lượng Ca dự trữ bị cạn kiệt sẽ giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng hoặc không có vỏ vôi.
Kích cỡ hạt Ca lớn, nên chiếm khoảng 1/3 tổng lượng Ca trong thức ăn để được giữ lại lâu hơn ở đường tiêu hóa trên. Giúp nguồn Ca được giải phóng từ từ và liên tục để hình thành vỏ trứng.
Sự thiếu hụt phốt pho (P)
Sự mất cân bằng của Ca va P sẽ cản trở sự hấp thụ và làm giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng và tỷ lệ ấp nở thấp. Đối với gà đẻ giai đoạn sản xuất trứng tỷ lệ Ca/P là 12Ca/1P (Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ).
Thiếu Vitamin D
Nếu thiếu vitamin D3 thì sẽ giảm hấp thu Calci dẫn đến hậu quả là giảm sản lượng trứng. Để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, cần bổ sung vào thức ăn chế phẩm BIO-PREMIX 12 để kéo dài thời gian đẻ, đẻ nhiều, trứng to.
Sự dư thừa và thiếu muối
Dư thừa muối sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy phân lỏng và ướt. Thiếu muối sẽ dẫn đến hiện tượng gà cắn mổ nhau và giảm sản lượng trứng.
Trong bột cá, bột gluten bắp, bột thịt, bột whey và bột hướng dương chứa hàm lượng natri cao. Khi các thành phần này được sử dụng thì lượng muối bổ sung vào thức ăn phải giảm xuống. (tỷ lệ muối trong thức ăn khoảng 0,3 – 0,5%)
Protein và Axít Amin
Gia cầm không thể tổng hợp được một số axit amin thiết yếu để đáp ứng yêu cầu trao đổi chất. Methionine và lysine là hai axit amin thường thiếu trong khẩu phần khi gà, vịt, cút bắt đầu đẻ, vì vậy phải cung cấp chế phẩm BIO SUPER EGG- PROMOTER vào thức ăn cho gia cầm để cải thiện tỷ lệ đẻ và khả năng ấp nở.
Độc tố nấm
Độc tố mycotoxin trong thức ăn sẽ gây cản trở sự hấp thụ hoặc chuyển hóa của một số chất dinh dưỡng đồng thời gây thiếu hụt calci và vitamin D3. Ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng. Không nên lưu trữ thức ăn trong trại lâu hơn hai tuần, vì có thể bị mốc. Nếu thức ăn bị ướt, cần loại bỏ. Hàng tuần nên cho gia cầm uống BIO-SORBITOL B12 để tăng khả năng giải độc cho gan, thận.
Stress
Gia cầm đẻ rất nhạy cảm với stress và thường đáp ứng bằng cách ngừng đẻ trứng. Cần ngăn chặn mèo, chuột và các động vật khác vào chuồng vì dễ làm cho gia cầm hoảng sợ.
Nhiệt độ chuồng nuôi cao: Gia cầm thở nhiều, uống nhiều nước, giảm ăn, chậm lớn, năng suất thấp. Suy giảm hệ thống miễn dịch dễ bị chết đột ngột. Gia cầm mái giảm đẻ, chất lượng vỏ trứng kém.
Vỏ trứng mỏng do stress nhiệt
Cơ chế gây ra tình trạng vỏ trứng mỏng, dễ vỡ do stress nhiệt
Thời tiết nóng làm tăng tần số hô hấp -> Lượng CO2 thải ra nhiều -> Kết quả là pH máu gia tăng -> Ức chế hoạt động của enzyme anhydrase carbonic -> Làm giảm tiết Calcium -> VỎ TRỨNG MỎNG, DỄ VỠ.
Các biện pháp làm giảm stress nhiệt
Bổ sung chất chống stress BIO ANTI-STRESS
Tăng thông thoáng và giảm mật độ nuôi.
Giảm đẻ, vỏ trứng mất màu do bệnh
Ngoài các nguyên nhân vừa nói ở trên, khi gia cầm đẻ bị bệnh sẽ đưa đến giảm đẻ, vỏ trứng bị mất màu, sần sùi, quả trứng bị biến dạng.
Hội trứng giảm đẻ (Egg drop syndrome): Do adenovirus gây ra, gà vẫn ăn uống bình thường, không chết. Gà đang đẻ bình thường tự nhiên giảm đẻ đột ngột 10-40%. Vỏ trứng bị mất sắc tố, vỏ trứng mềm và mỏng, sần sùi, hình dạng quả trứng ngắn.
Bệnh này chưa có thuốc điều trị. Dùng vắc xin để phòng ngừa, ngoài ra cần sát trùng định kỳ chuồng trại và nước uống trước khi sử dụng với BIODINE để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh.
Một số bệnh khác như viêm phế quản truyền nhiễm, dịch tả, Marek, tụ huyết trùng, thương hàn,cúm gia cầm, mycoplasma v.v… đều gây giảm đẻ. Vì vậy việc tiêm phòng bằng vaccine và vệ sinh chuồng nuôi là rất quan trọng để nâng cao tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng.
Vỏ trứng có sọc do viêm phế quản truyền nhiễm
BIOPHARMACHEMIE
- chăn nuôi gà li>
- gà đẻ trứng li>
- trứng gia cầm li>
- nuôi gà đẻ trứng li>
- gia cầm li>
- chất lượng trứng gia cầm li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
cach làm duy trì tỷ lệ gà đẻ cao
Huyền Lê1:18 CH
Dạ em chào anh/chị ạ
Anh/chị cho em hỏi vì sao đàn vịt tự nhiên bị giảm sản lượng đẻ trứng, đẻ ra thì quả trứng nhỏ, vỏ mỏng và lòng đỏ thì loãng ạ.
Anh/chị tư vấn giúp em nguyên nhân cũng như cách khắc phục ạ.
Em xin cảm ơn.