[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh Liên cầu khuẩn trên heo là bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và có khả năng lây sang người. Vì vậy, người chăn nuôi cần chú ý phòng và điều trị kịp thời căn bệnh này.
1. Đặc điểm bệnh liên cầu khuẩn trên heo
– Bệnh liên cầu khuẩn do loại liên cầu Streptococcus gây ra, đây là loại vi khuẩn (Gr+) gây bệnh khá phổ biến cả trên động vật lẫn trên người. Loài gây bệnh chính trên heo là Streptococcus suis. Bệnh do Streptococcus khá đa dạng, từ viêm màng não đến thể nhiễm trùng máu, viêm đa thanh dịch, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm phổi. Nó còn liên quan đến một số ca viêm xoang mũi và sảy thai.
– Bệnh thường xuất hiện lẻ tẻ, bệnh số thấp ở giai đoạn theo mẹ (10 – 25%) hoặc có thể tăng cao (50%) ở giai đoạn cai sữa (trong thể viêm màng não). Tỉ lệ chết thường thấp, 2 – 5%.
– Có ít nhất 34 type, nhưng type II đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh.
– Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ heo này qua heo khác qua tiếp xúc hoặc thông qua các hạt khí dung. Vi khuẩn khá đề kháng với nhiệt độ nhưng tương đối nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh (không nhạy với nhóm Aminoglycosides).
2. Triệu chứng:
Xảy ra chủ yếu ở heo con theo mẹ và heo cai sữa
– Heo con trên dưới 1 tuần tuổi có các biểu hiện: Xáo trộn vận động, liệt nhẹ; viêm khớp, sờ thấy nóng, heo có vẻ đau đớn đi lại khó khăn, cắt khớp ra có thể thấy mủ bên trong.
Heo con sưng, viêm khớp, vận động khó khăn
– Heo cai sữa: Khoảng 10 – 15 ngày sau cai sữa xuất hiện các triệu chứng thần kinh, run rẩy, trợn mắt, nghiên đầu; có thể xuất hiện viêm khớp, nằm kiểu bơi chèo, cuối cùng dẫn đến chết.
Thể cấp tính heo chết nhanh không rõ triệu chứng. Vào giai đoạn đầu của thể viêm màng não ta thấy heo thường nằm sấp, run rẩy, lông dựng đứng. Sau 2 – 3h, heo bắt đầu trợn mắt, nằm nghiêng một bên, sùi bọt mép. Vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn (nhiễm trùng máu), có thể viêm khớp và viêm phổi kèm theo.
Viêm xuất huyết ở màng não
– Heo nuôi vỗ béo: thấy dạng viêm loét sùi van tim.
Viêm loét sùi ở van tim
– Nái: Heo nái có hiện tượng sốt cao đột ngột, sốt rất cao; nhiễm trùng huyết trong giai đoạn mang thai, giai đoạn trước và sau khi đẻ gây sảy thai, đẻ non, thai chết yểu, lợn con sinh ra nhỏ, yếu. Heo nái có thể chết đột ngột do nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng do sự phân hủy của thai.
Heo nái xảy thai, thai chết lưu
3. Điều trị bệnh liên cầu khuẩn trên heo:
a. Hộ lý:
– Nhanh chóng chuyển heo bệnh ra khỏi chuồng đưa đến chuồng cách ly, đảm bảo chuồng khô thoáng và ấm áp.
– Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ.
– Phun sát trùng chuồng trại từ 1 – 2 lần.
b. Phòng – trị bệnh liên cầu khuẩn
Sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm như Amoxicillin, Penicillin, Ampicillin hoặc Trimethoprim/ Sulfa. Có thể trộn Amoxicillin vào thức ăn (750 -1000g/tấn thức ăn) đối với heo sau cai sữa. Tốt nhất nên sử dụng các loại kháng sinh có tác động kéo dài.
Đối với những trại chưa ổn định, để phòng bệnh cần phải:
– Xác định thời điểm phát hiện bệnh để có kế hoạch chủ động phòng ngừa trước 2 – 3 ngày bằng kháng sinh.
– Pha kháng sinh vào bồn nước uống hoặc trộn kháng sinh vào thức ăn cho ăn từ khi bắt đầu cai sữa cho đến 6 tuần tuổi để phòng bệnh
Đối với trại chưa bị bệnh
Nếu trại chưa bị bệnh, nên cố gắng giữ cho đàn heo không bị tiếp xúc với mầm bệnh.
Nhập heo từ những trại sạch bệnh, rõ nguồn gốc.
Nên tự chủ động trong việc sản xuất con giống
Điều trị những heo bệnh:
– Hạ sốt bằng Anagin C, Gluco – Namin
– Kháng viêm: Dexamethasone, Diclofelac
– Tiêm kháng sinh tổng đàn, nên dùng Peni-Strep L.A/ Amoxicillin L.A
– Trợ sức, trợ lực bằng: Caxi B12, Catosal, Ketovil…
Đề phòng các yếu tố nguy cơ
– Mật độ chăn nuôi đông, kém thông thoáng, thiếu không khí, chuồng trại mất vệ sinh.
– Vòng chu chuyển heo liên tục.
– Trại nhiễm PRRS có thể sẽ kích thích Streptococcus phát triển.
– Thả chung nhiều nhóm heo khi cai sữa trong một ô chuồng.
– Cắt tai, bấm răng, thiến… không đúng kĩ thuật, không sát trùng vết cắt…
– Sàn chuồng, nền chuồng úm không đảm bảo dễ gây tổn thương ở chân, khớp.
Phòng Kỹ thuật Công ty Jabiru Việt Nam
- chan nuoi heo li>
- chăn nuôi lợn li>
- bệnh liên cầu khuẩn li>
- bệnh về heo li>
- bệnh ở lợn li> ul>
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Cai sữa sớm trên heo con – chọn cách cho ăn phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi
- Hội chứng còi cọc do Circovirus và vắc xin Han-Circovac của HANVET
- Ảnh hưởng của 25-hydroxyvitamin D3 (Hao D) lên tăng trưởng và các thông số sinh hóa của xương ở heo con cai sữa được cho ăn khẩu phần thiếu canxi và phốt pho
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
- Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ
- Mộng mắt (cherry eye) trên chó
- 6 phương pháp trị rận trên mèo hiệu quả
- Mèo bị chướng bụng, đầy hơi và cách chữa trị
- Suy giảm bạch cầu ở mèo
- Tỷ lệ thú cưng nhiễm ngoại kí sinh trùng ở Việt Nam tăng cao
- Xác định các biểu hiện triệu chứng của mèo mắc bệnh nấm da do Trichophyton spp. và đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chủng vi khuẩn chiến lược – Sự phối hợp hoàn hảo là chìa khóa để thành công
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Cai sữa sớm trên heo con – chọn cách cho ăn phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- Ngày Trứng Thế giới năm 2024
- Khó khăn và giải pháp trong giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
- Chăn nuôi gà đẻ: Tác nhân gây bệnh từ thức ăn và các chiến lược giảm thiểu
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Một số kỹ thuật úm gà con
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất