Với năng suất, chất lượng và hiệu quả vượt trội, bò 3B được nhiều người dân Củ Chi (TP.HCM) lựa chọn nhằm thay thế việc tái đàn lợn đang gặp rất nhiều khó khăn…
Củ Chi được biết đến là một trong những địa phương có đàn lợn lớn nhất TP.HCM. Cũng như các địa phương khác, sau bệnh dịch tả lợn châu Phi, người dân đối mặt muôn vàn khó khăn, đã không ít hộ chuyển đổi mô hình canh tác.
Với điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, cơ chế chính sách, giao thông, thị trường tiêu thụ, bò 3B được kỳ vọng mở ra hướng đi mới trong ngành chăn nuôi địa phương.
Ưu điểm vượt trội
Theo các chuyên gia, bò 3B tên gọi đầy đủ là Blanc Blue Belgium, có nguồn gốc từ Bỉ. Đây là giống bò siêu thịt lớn nhất thế giới. Lúc trưởng thành, con đực có trọng lượng từ 1.100 kg – 1.200 kg, con cái từ 700 kg – 750 kg, nếu nuôi trong thời gian 3 – 4 năm có con nặng tới 1.400 kg.
Trong khi đó với giống bò vàng Việt Nam, con đực trưởng thành chỉ từ 250 – 280 kg; bò đực Sind trưởng thành thường có u vai rất to nhưng trọng lượng cũng chỉ đạt từ 450 – 500 kg; bò Zebu đực đạt trọng lượng 750 – 800kg.
Bên cạnh đó, chất lượng thịt bò 3B cũng được đánh giá cao hơn hẳn, trung bình chất béo chỉ 5%, thấp hơn từ 2 – 3 lần so với thịt bò các giống khác. Đây chính là những ưu điểm nổi trội để khẳng định đối với giống bò 3B.
Là một trong những gia đình tiên phong nuôi bò 3B, bà Nguyễn Thị Gái (xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi) cho biết, kinh tế gia đình bà chủ yếu từ chăn nuôi lợn, những năm trước lợn thường xuyên dịch bệnh, giá cả bấp bệnh dẫn đến thường xuyên thua lỗ nên bà dần chuyển sang nuôi bò.
Ban đầu, bà nuôi các loại giống bò hiện có tại địa phương như bò cỏ, bò lai Sind, bò Zebu… để tích lũy kinh nghiệm. Năm 2018, nghe nhiều người truyền tai nhau trên Tây Ninh có giống bò mới năng suất cao, nên bà cất công lên tìm hiểu, từ đó bén duyên với bò 3B.
Bà Gái chia sẻ, mặc dù bò 3B là giống bò thịt còn khá mới mẻ đối với người chăn nuôi, nhưng nhờ có kinh nghiệm từ trước nên khi chuyển sang giống bò này cũng khá dễ dàng.
Bò 3B rất phàm ăn, không chỉ có thức ăn xanh là khoái khẩu, rơm rạ sau khi ủ với men pha thêm cám gạo là bò đều ăn sạch.
Ngoài ra, nhờ tầm vóc vượt trội nên sức đề kháng của bò 3B khá cao, qua 2 năm chăn nuôi bà chưa phát hiện bò mắc phải chứng bệnh gì nghiêm trọng.
Bà Gái tiết lộ, bà đang sở hữu đàn bò 10 con, trong đó có 4 con bò 3B, qua thực tế chăm sóc nuôi nuôi dưỡng cho thấy, cùng quy trình chăn nuôi trong thời gian 6 tháng từ khi sinh, bò lai Sind hoặc bò vàng bán được với giá 11 triệu đồng (con đực) và 16 triệu đồng (con cái), nhưng với bò 3B thì có giá 23 – 28 triệu đồng.
“Trong khi giá thịt lợn tăng phi mã, thịt bò đang là xu hướng nhiều bà nội trợ tin dùng, bò 3B đang đứng đầu về năng suất chất lượng thịt so với các giống bò nuôi thịt khác ở địa phương, nên tôi không cần phải lo đầu ra bởi luôn có thương lái “phủ sóng” tới tận nhà, chỉ cần alo là có người đến tận nơi mua”, bà Gái nói.
Không chỉ các hộ gia đình, nhiều tổ hội chăn nuôi bò thịt ở Củ Chi cũng dần chuyển hướng sang bò 3B, với lợi thế về chăn nuôi tập chung, chuồng trại được đầu tư bài bản, nguồn thức ăn dồi dào sẵn có, bò 3B đem lại thu nhập khá cho các bà con trong các tổ hội bò thịt tại địa phương nơi đây.
Là thành viên tổ hội bò thịt ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, anh Nguyễn Văn Nước cho biết, gia đình anh có truyền thống nuôi bò từ bao đời nay. Trước kia, anh và hầu hết các tổ viên ở đây chỉ nuôi các giống bò bản địa.
Qua gần một năm triển khai lai tạo và nuôi khảo nghiệm cho thấy giống bò 3B sinh trưởng nhanh gấp 1,5 – 2 lần so với bò thông thường, từ đó hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn nên hầu hết tổ viên nào cũng có nuôi giống bò này.
Anh Nước khoe, “Năm 2019, mặc dù chỉ xuất chuồng 2 con bò 3B thương phẩm nhưng lợi nhuận bằng cả đàn bò cỏ 5 con cộng lại!”.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Tổ phó tổ hội chăn nuôi bò thịt tại ấp Sa Nhỏ cho biết, Trung Lập Thượng là xã thuần nông, toàn xã có hơn 1.000 ha lúa, từ đó cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc nên số lượng hộ nuôi bò ngày càng tăng.
Nhận thấy bò 3B giàu tiềm năng, trước nhu cầu của nông dân nuôi bò cần được vay các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư mua con giống, hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chọn giống, phối tinh đến phòng trừ bệnh tật và đầu ra khi xuất chuồng,… tổ chăn nuôi ấp đã ra đời vào tháng 4/2019.
Ban đầu có 14 thành viên với số lượng bò 3B không đáng kể, sau 1 năm hoạt động đến nay tổ có thêm 6 hội viên, nâng tổng đàn bò lên 400 con, trong đó bò 3B chiếm gần 30%.
Tập trung cải thiện giống
Nhằm cung ứng con giống và nguồn bò thịt chất lượng cao tại chỗ cho các địa phương và TP.HCM, huyện Củ Chi đang triển khai đề án “Phát triển bền vững chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện giai đoạn 2018 – 2022”.
Huyện Củ Chi có đàn bò thịt lên đến 26.870 con với 4.739 hộ dân nuôi, bình quân đạt 5,7 con/hộ, tập trung tại các xã Trung Lập Thượng, Thái Mỹ, Phước Thạnh. Hiện người chăn nuôi đã chuyển dần từ chăn nuôi bán chăn thả sang nuôi nhốt thâm canh.
Để cải thiện giống và nâng cao chất lượng đàn bò thịt, Củ Chi đang thực hiện giải pháp sử dụng, khai thác đàn bò sữa có năng suất thấp và đàn bò cái nền lai Sind (theo hướng sản xuất thịt) phối với các giống bò thịt cao sản để tạo ra con lai hướng thịt có năng suất cao, song song đó, tiến hành vỗ béo đàn bò. Hiện đã có 47 con bò cái (của 14 hộ) được phối các dòng tinh 3B, Droughtmaster, Charolais, Brahman.
Kết quả bước đầu cho thấy, bê lai giống ngoại dễ nuôi, đề kháng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết tại địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt, tăng trọng bình quân 800g/con/ngày, cao hơn bê lai Sind 40%…
Tổ viên các tổ chăn nuôi bò thịt tại Củ Chi chủ động thức ăn cho bò. Ảnh: Trần Trung.
Theo ông Dương Văn Minh – Trưởng Trạm khuyến nông huyện Củ Chi, để đẩy nhanh dự án, Trạm xác định công tác cải thiện giống bò hết sức quan trọng. Trạm đang triển khai thực hiện phối tinh bò 3B cho người dân miễn phí hoàn toàn trong 3 lần đầu tiên, đồng thời hướng dẫn người dân cách lai phối tự nhiên…
Ông Minh khẳng định, với cách làm trên chắc chắn quy mô chăn nuôi bò thịt sẽ gia tăng, phương thức chăn nuôi sẽ tiến dần tới như bò sữa, từ đó giúp phát triển hài hòa và bền vững chăn nuôi bò thịt và bò sữa.
Với sự quan tâm hỗ trợ từ Trạm khuyến nông, mô hình bò lai 3B được triển khai trên diện rộng sẽ tạo đòn bẩy cho người dân mạnh dạn đầu tư cải tạo đàn bò theo hướng thịt tăng thu nhập trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, Củ Chi cũng dần chủ động được nguồn cung thịt bò đáp ứng được nhu cầu còn thiếu trên thị trường .
Trần Trung
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- nuôi bò 3B li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất