[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gia đình ông Đỗ Tá Dũng, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đã đi đầu và thành công trong việc sử dụng ấp trứng gà Hồ bằng máy.
Gia đình bố con ông Đỗ Tá Dũng và anh Đỗ Tá Sỹ có quy mô đàn gà Hồ sinh sản lớn và có dòng gà đẹp nhất làng
Gà Hồ là giống gà xưa dùng để tiến Vua, được thuần dưỡng và duy tồn tại làng Lạc Thổ, nay thuộc thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành Bắc Ninh trên 600 năm qua. Tuy nhiên, gà Hồ cũng có những mặt hạn chế như: đẻ thưa, đẻ ít trứng, lại ấp vụng, nuôi con vụng hơn các giống gà Ri, gà Kiến, gà pha, nhất là về thời tiết mùa hè và mùa đông, thì tỉ lệ nở con rất thấp do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không phù hợp với việc ấp trứng. Với trọng lượng lớn, nên việc phối giống tự nhiên, tỷ lệ trứng có phôi cũng thấp… Đó là những băn khoăn của những người đam mê đang ngày đêm tâm huyết bảo tồn giống gà quý.
Gà Hồ là giống gà xưa dùng để tiến Vua
Là những người con, được sinh ra và lớn lên ở làng Lạc Thổ – đất tổ của giống gà Hồ. Gia đình bố con ông Đỗ Tá Dũng và anh Đỗ Tá Sỹ có quy mô đàn gà Hồ sinh sản lớn và có dòng gà đẹp nhất làng trong nhiều năm liền gần đây, đạt nhiều thành tích trong việc gìn giữ và bảo tồn giống gà Hồ quý hiếm. Hai bố con ông luôn trăn trở, tìm tòi các phương pháp, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển sao cho đàn gà đạt hiệu quả nhất! Chính vì vậy gia đình ông đã đi đầu và thành công trong việc sử dụng ấp trứng gà Hồ bằng máy.
Tuy ấp trứng gà Hồ bằng máy, đã khắc phục được những hạn chế như: không bị gà làm vỡ trứng và chết con, hơn nữa còn rút ngắn chu kỳ sinh sản cho tăng sản lượng trứng trong năm.
Nếu để gà Hồ phối giống tự nhiên, thì tỷ lệ trứng có phôi chỉ đạt 40 đến 60%. Khát khao và quyết tâm khắc phục, làm thế nào để trứng gà Hồ có phôi với tỉ lệ cao, một câu hỏi luôn canh cánh trong lòng hai bố con ông Dũng. Trước kia, gia ông Dũng thường dùng phương pháp cầm giữ gà mái để gà trống phối. Như vậy tỷ lệ trứng có phôi cũng chỉ đạt 70 – 80 %. Nay, gia đình ông tìm tòi, nghiên cứu tiên phong trong việc vắt và thụ tinh nhân tạo cho đàn gà Hồ của mình hết sức hữu hiệu, với tỷ lệ trứng có phôi đạt gần như 100%.
Đỗ Tá Sỹ chia sẻ: Chỉ cần bằng những vật liệu đơn giản được tận dụng bằng các đồ dùng đã qua sử dụng, dễ kiếm như: 1 chiếc cốc (ly) nhựa dùng để uống siro, 1 xi lanh nhỏ và 1 đoạn dây truyền tiếp nước cho người bị ốm, bị bệnh thay thế cho máy móc hiện đại đắt tiền (và tất nhiện những dụng cụ đó phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành…). Anh Sỹ cũng đã làm chi tiết và thực tế đưa lên mạng và trang facebook cá nhân để chia sẻ kinh nghiệm với mọi người.
Cụ thể cách làm như sau: Đầu tiên là kích thích gà trống bằng cách vuốt sống lưng cho đến khi thấy gà xuất tinh, thì ta dùng ly nhựa để hứng, sau đó dùng Xi lanh hút tinh trùng. Bước tiếp theo là bắt những cô mái đang đẻ, kích thích cho gà mái mở “huyệt” âm đạo (nằm ở vùng hậu môn) thì lúc đó ta bơm tinh trùng vào từng con với số lượng vừa phải chia đều cho số gà đang đẻ trong đàn.
Anh Sỹ còn cho biết, với lượng tinh trùng như vậy rất đặc, nếu là những trang trại lớn, ta có thể dùng dung dịch pha chế rồi dùng máysoi, hút, bơm như vậy đỡ lãng phí thì cực kỳ năng suất và hiệu quả.
Nhiều người có nhu cầu học hỏi qua điện thoại hoặc qua mạng anh Sỹ cởi mở tận tình tư vấn tỉ mỉ. Nhất là người trong làng nhờ, anh còn đến tận nhà hướng dẫn và thực hành trực tiếp bằng con gà của gia chủ… Khi tiếp xúc, được biết anh là một nông dân, lại chưa qua bất cứ trường lớp hoặc khóa tập huấn nào, vậy xuất phát từ đâu anh làm được như vậy? Anh Sỹ tươi cười khiêm tốn tâm sự: Đơn giản đó là do lòng đam mê với mục đích mong sao mọi người cùng nhau áp dụng và thực hiện để giống gà Hồ ngày một nhân rộng và thương hiệu gà Hồ ngày một vang xa…!
Minh Nguyệt
- dự báo giá lợn li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- thủ tục hành chính li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- ngành sữa li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi gia súc li>
- giá lợn hơi li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- dự báo giá heo hơi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li> ul>
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
- Cho gà uống trà hoa vàng, ăn dược liệu thu lãi cả trăm triệu
Tin mới nhất
T5,28/09/2023
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
- Cho gà uống trà hoa vàng, ăn dược liệu thu lãi cả trăm triệu
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất