Hiện nay ở miền Bắc nước ta thường xuyên có các đợt mưa bão kéo dài, mưa to, lượng nước mưa lớn, một số nơi vùng ven sông nước dâng cao, gây ngập úng, lũ, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó việc lưu thông vận chuyển gia súc gia cầm trong mùa mưa bão cũng rất lớn, đây cũng là nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Mùa nước lũ cũng là mùa của côn trùng phát sinh phát triển, kể cả gia súc gia cầm chết trôi nổi từ vùng này sang vùng khác, khu vực này khu vực khác làm lây nhiễm dịch bệnh.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương trong thời gian tới tiếp tục còn có các đợt mưa bão, lũ kéo dài rất dễ gây ra các đợt úng, lụt trên diện rộng. Để chủ động bảo vệ, nâng cao sức khỏe, ngăn chặn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, sớm ổn định sản xuất trong mùa mưa bão, lũ người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số giải pháp kỹ thuật như sau:
Ảnh minh họa
1. Chú ý nghe thông tin thời tiết trên phương tiện thông tin đại chúng
Hàng ngày chú ý theo dõi thông tin về diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật về nâng cấp, che chắn chuồng trại. Xây dựng phương án chuẩn bị thức ăn nước uống cho con vật kể cả các biện pháp sơ tán đàn vật nuôi khi cần thiết.
Các buổi cần nghe vào sáng sớm, trưa, tối để chủ động thực hiện các biện pháp trong ngày và chuẩn bị cho ngày hôm sau.
2. Chủ động kiểm tra, nâng cấp cải tạo chuồng nuôi.
Trong những ngày này cần chú ý gia cố, cố định chuồng nuôi cho thêm chắc chắn để tránh gió, bão làm đổ, gây tốc mái chuồng. Che chắn chuồng nuôi nhằm tránh mưa tạt, gió lùa, dột ướt. Với những nơi chuồng nuôi có khả năng bị ngập úng kéo dài cần chủ động tìm nơi cao ráo để đưa gia súc gia cầm lên cao. Có thể dùng các vật liệu trong gia đình (gạch, tre, gỗ …) đề nâng cao nền chuồng, nâng cao một khu nhốt riêng để chủ động nhốt gia súc gia cầm khi có ngập úng. Có thể tìm nơi cao ở những khu vực gần chuồng nuôi để chủ động sơ tán gia súc gia cầm, ở những nơi đó cần chuẩn bị cả các loại vật dụng cần thiết để dựng nhanh, che chắn làm chuồng trại tạm, các loại dụng cụ để chủ động vận chuyển gia súc gia cầm đến khu vực cao nhất tránh để con vật không bị ngập nước (thúng thuyền, bè nứa, bè tre ghép, thùng xốp ….).
Những ngày mưa to, gió lớn cần có hệ thống che chắn tránh gió lùa (nhất là đối với chuồng nuôi gia súc, gia cầm non vì chúng rất mẫn cảm với thời tiết) bố trí sao cho tiện lợi, tốt nhất là dùng hệ thống bạt che xung quanh cho xuống và kéo lên để đảm bảo thuận lợi. Khi có mưa gió cần che chắn nhanh song cũng tạo sự thông thoáng nhanh để tạo không khí tốt trong chuồng nuôi. Với hệ thống chuồng nuôi trâu bò, nhất là bò sữa, chú ý hệ thống quạt thông gió, hệ thống xử lý chất thải như phân, chất động chuồng, không được để chất thải lưu cữu lâu ngày, nên chuồng luôn ẩm ướt.
Với những chuồng nuôi ở các khu vực hay bị ngập úng cần khơi thông dòng chảy để nước rút nhanh. Đồng thời chủ động vệ sinh chuồng trại bằng vệ sinh cơ giới, khơi thông cống rãnh, hệ thống thoát nước. Tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng vôi bột hoặc một số thuốc sát trùng như Vikol, Benkocid, Haniodine … nhằm hạn chế mầm bệnh trong chuồng nuôi.
3. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng.
Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng để làm gia súc gia cầm nâng cao sức đề kháng chống lại các tác động bất lợi, hạn chế phát sinh dịch bệnh. Biện pháp tích cực nhất là thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm.
Trong những ngày này cần đảm bảo nguồn thức ăn, trong chăn nuôi lợn và gia cầm cần dự trữ thức ăn tinh đảm bảo đủ trong thời gian hàng tuần, hàng tháng. Trên thực tế mùa mưa lũ rất rễ xảy ra việc ngập úng, phương tiện đi lại gặp khó khăn, tắc đường, khó vận chuyển thức ăn đến chuồng nuôi. Đối với trâu bò, bò sữa cần chủ động dự trữ nguồn thức ăn thô xanh bằng phương pháp ủ chua, ủ rơm với u rê. Những ngày mưa lũ, ngập úng các loại cỏ, thân cây ngô, cây họ đậu bị chết hoặc không vận chuyển được nên thường gặp khó khăn về lượng thức ăn thô xanh. Mặt khác việc ngập úng làm các loại thức ăn thô xanh thường dập nát mức độ nhiễm khuẩn cao, con vật không khỏe do thời tiết khi hậu thay đổi làm cho con vật rất dễ nhiễm bệnh.
Việc cho gia súc gia cầm ăn cần đảm bảo đủ lượng và chất, cung cấp đầy đủ nước sạch hàng ngày, không để con vật uống nước bẩn, nước ngập úng tại khu vực chuồng nuôi. Lưu ý trong những ngày mưa, gió bão cần thực hiện tốt việc bảo quản thức ăn tinh do thời tiết ẩm thấp, mưa dột làm thức ăn tinh hay bị nấm mốc vì vậy hàng ngày phải kiểm tra thường xuyên khu để thức ăn tinh. Khi cho gia súc gia cầm ăn chú ý kiểm tra kỹ, khi phát hiện thức ăn nấm mốc, mùi vị không bình thường cần loại bỏ ngay, tuyệt đối không cho con vật ăn.
Đối với vật nuôi đang trong thời gian mang thai, đang nuôi con, các loại gia súc non và bò sữa cần bổ sung vào thức ăn các loại khoáng chất, vitamin, chất điện giải để nâng cao sức đề kháng cho con vật. Với bò sữa cần thực hiện tốt quy trình khai thác sữa để hạn chế bệnh viêm vú, các bệnh về sinh sản rất hay gặp khi thời tiết bất lợi.
4. Chủ động vệ sinh, phòng bệnh.
Trong những ngày mưa bão thường gây ngập nước, úng lụt, nhất là ở những khu vực thấp lượng nước úng ngập lâu ngày, các loại cây non bị chết, thối rữa, bên cạnh đó có thể có cả gia súc, gia cầm, các loại côn trùng chết làm môi trường ô nhiễm nặng nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Cần chủ động quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi. Định kỳ vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi. Phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi gia súc, gia cầm để diệt mầm bệnh có trong môi trường. Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi.
Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Bổ sung các loại vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa cho gia súc, gia cầm khi thời tiết bất lợi. Định kỳ thăm khám cho con vật, khi phát hiện con vật không bình thường (bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò khè, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm…) cần tách nuôi nhốt riêng để theo dõi, kiểm tra, giữ ấm cho con vật nếu không thấy tiến triển tốt cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp phòng trị bệnh tích cực.
Với gia súc gia cầm có nhu cầu vận chuyển từ nơi này sang nơi khác cần chú ý đảm bảo các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Khi mới nhập đàn trong thời điểm này với trâu bò ngoài việc tiêm phòng các vắc xin thông thường cần tiêm phòng thuốc phòng ký sinh trùng đường máu.
5. Trường hợp ở một số nơi có xảy ra ngập úng:
Khẩn trương, kịp thời sơ tán gia súc, gia cầm đến khu vực cao, kể cả đưa con vật vào các nơi ở tạm, khu đất cao, chuồng nuôi nhốt làm tạm, dùng vật dụng che chắn tránh để gia súc, gia cầm bị ngập nước, bị nhiễm lạnh. Khi đưa con vật lên cao chú ý cho con vật có đủ thức ăn để đảm bảo cho con vật không bị đói rét rễ phát sinh dịch bệnh.
Khi nước rút cần vệ sinh cơ giới, khơi thông cống rãnh ngay, đồng thời tẩy uế môi trường, phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột để hạn chế và ngăn chặn mầm bệnh, đồng thời áp dụng tốt các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh để nâng cao sức khỏe cho con vật sớm ổn định sản xuất.
Người chăn nuôi cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp trên để đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc gia cầm trong mùa mưa bão, lũ.
Nguyễn Ngọc Sơn
PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội
Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội
- chăn nuôi mùa mưa bão li>
- chăn nuôi gia súc li> ul>
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
Tin mới nhất
T4,11/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất