[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 30/1/2023, Cục Thú y có công văn số 113/TY-TD cập nhật tình hình lưu hành vi rút Cúm gia cầm (CGC), vi rút Lở mồm long móng (LMLM), vi rút Viêm da nổi cục (VDNC) phân lập tại Việt Nam trong các năm 2021 – 2022 và khuyến cáo sử dụng vắc xin.
Trong đó, có nhiều loại vắc xin của các doanh nghiệp sản xuất trong nước được Cục Thú y đưa vào danh sách vắc xin được phép lưu hành tại Việt Nam như: 2 loại vắc xin Cúm gia cầm của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương Navetco: Navet-Vifluvac (H5N1 subtype, vô hoạt nhũ dầu) và NAVET-FLUVAC 2; 2 loại vắc xin Cúm gia cầm của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương 5 (Fivevet): Five-AI; Fove-AI.NĐG7.
Với vắc xin Lở mồm long móng có Vắc xin đơn giá típ O (Avac-V6 FMD Emulsion của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam); hoặc như vắc xin Viêm da nổi cục: Avac LSD Live cũng do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam; và vắc xin đậu dê nhược độc đông khô của Công ty Navetco.
Đối với Cúm gia cầm
Lưu hành vi rút CGC A/H5
Kết quả giám sát lưu hành vi rút, giải trình tự và phân tích gien phát hiện có 03 chủng vi rút CGC A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8 tại các ổ dịch, các chợ, điểm buôn bán gia cầm của Việt Nam trong các năm 2021 – 2022; các nhánh vi rút CGC không có biến đổi lớn về di truyền, cụ thể như sau:
– Vi rút CGC A/H5N1 thuộc nhánh 2.3.2.1c và 2.3.4.4b; trong đó, nhánh 2.3.2.1c lưu hành chủ yếu tại các tỉnh miền Nam; nhánh 2.3.4.4b chiếm ưu thế vào năm 2022 và lưu hành chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
– Vi rút CGC A/H5N6 thuộc nhánh 2.3.4.4g và 2.3.4.4h; trong đó, nhánh 2.3.4.4h chiếm ưu thế và lưu hành rải rác khắp cả nước; nhánh 2.3.4.4g lưu hành tại một số tỉnh miền Nam và Trung (năm 2022 không phát hiện nhánh này);
– Vi rút CGC A/H5N8 thuộc nhánh 2.3.4.4b lưu hành tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Thông tin chi tiết về lưu hành vi rút CGC tại Phụ lục I.
Khuyến cáo lựa chọn vắc xin CGC
Hiện nay, có nhiều loại vắc xin CGC đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam (chi tiết tại Phụ lục II).
* Tiêu chí kỹ thuật để xem xét, lựa chọn vắc xin CGC:
– Trong các năm 2021 và 2022, Cục Thú y đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc Cục Thú y phối hợp với các đơn vị sản xuất, cung ứng vắc xin tổ chức đánh giá hiệu lực các loại vắc xin bằng phương pháp công cường độc. Kết quả được tóm tắt như sau:
(i) Vắc xin CGC vô hoạt Navet-Vifluvac, với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 80% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c. 2
(ii) Vắc xin CGC Navet-Fluvac 2, với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 80% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c; 100% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4g; 80% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4h; và 100% đối với vi rút A/H5N8 nhánh 2.3.4.4b.
(iii) Vắc xin CGC Re-5 (Công ty QYH Biotech company, Trung Quốc sản xuất), với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 80% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c; 100% đối với vi rút A/H5N1 nhánh 2.3.4.4b; 80% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4h; và 100% đối với vi rút A/H5N8 nhánh 2.3.4.4b.
(iv) Vắc xin CGC Re-6 (Công ty QYH Biotech company, Trung Quốc sản xuất), với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 90% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c.
(v) Vắc xin CGC H5 vô hoạt chủng D7 và rD8 (Công ty Guangzhou South China Biological Medicine Co., Ltd, Trung Quốc sản xuất), với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 100% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c và 100% đối với vi rút A/H5N1 nhánh 2.3.4.4b; bảo hộ 100% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4g và 90% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4h; bảo hộ 100% đối với vi rút A/H5N8 nhánh 2.3.4.4b.
(vi) Vắc xin CGC K-New H5, với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 90% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c; với liệu trình tiêm 02 mũi, có hiệu lực bảo hộ 93% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c và bảo hộ 100% đối với vi rút CGC A/H5N6 nhánh 2.3.4.4h.
(vii) Vắc xin CGC vô hoạt MefluvacTM H5 plus 8 (Công ty Middle East for Vaccines do Công ty Mevac – Ai Cập sản xuất), với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 90% đối với vi rút CGC A/H5N6 nhánh 2.3.4.4g và 90% đối với vi rút A/H5N8 nhánh 2.3.4.4b.
(viii) Vắc xin CGC H5 vô hoạt Medivac AI (Công ty P.T Medion, Indonesia sản xuất) với liệu trình tiêm 01 mũi ở gà, có hiệu lực bảo hộ 80% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c và 90% đối với vi rút A/H5N1 nhánh 2.3.4.4b; 90% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4h và 90% đối với vi rút A/H5N8 nhánh 2.3.4.4b. –
Căn cứ tình hình lưu hành các chủng, nhánh vi rút CGC nêu trên, tình hình dịch bệnh CGC, hồ sơ kỹ thuật của các đơn vị sản xuất, cung ứng vắc xin, các địa phương quyết định việc lựa chọn chủng loại vắc xin CGC phù hợp, trường hợp địa phương có nhiều chủng vi rút CGC lưu hành cần ưu tiên lựa chọn vắc xin có khả năng (phổ) bảo hộ rộng để tiêm phòng cho đàn gia cầm tại địa phương.
Đối với Lở mồm long móng
Lưu hành vi rút LMLM
Năm 2022, bệnh LMLM cơ bản đã được kiểm soát tốt. Kết quả giám sát lưu hành vi rút, giải trình tự và phân tích gien của các mẫu vi rút LMLM được thu thập tại Việt Nam trong năm 2022 cho thấy chỉ có típ O dòng O/ME-SA/Ind2001e lưu hành và có tương đồng từ 98 – 99% so với vi rút LMLM O/ME-SA/Ind2001e năm 2021 (chi tiết về lưu hành vi rút LMLM tại Phụ lục III).
Khuyến cáo lựa chọn vắc xin LMLM
– Hiện nay, có nhiều loại vắc xin LMLM đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam (chi tiết tại Phụ lục IV).
– Những loại vắc xin LMLM được Cục Thú y khuyến cáo trong năm 2022 (công văn số 328/TY-DT ngày 04/3/2022 về việc cập nhật tình hình lưu hành vi rút CGC, LMLM và khuyến cáo sử dụng vắc xin) đều cho bảo hộ tốt đối với vi rút LMLM O/ME-SA/Ind2001e năm 2022.
Theo đó, các địa phương quyết định việc lựa chọn chủng loại vắc xin LMLM phù hợp để tiêm phòng cho đàn gia súc tại địa phương; cụ thể như sau:
Để phòng bệnh do vi rút LMLM típ O gây ra, sử dụng vắc xin chứa một hoặc kết hợp các kháng nguyên như: RAHO6/FMD/O-135; O 3039 và O Manisa; O1Campos; O/Mya98/XJ/2010 và O/GX/09-07; hoặc các kháng nguyên khác của vắc xin đã được cấp phép lưu hành và chứng minh hiệu quả tại thực địa.
Để phòng bệnh do vi rút LMLM típ A gây ra, lựa chọn vắc xin có chứa kết hợp hai thành phần kháng nguyên A22/Iraq và A/May/97; hoặc hai thành phần kháng nguyên A24 Cruzeiro và A2001 Argentina; hoặc các kháng nguyên khác của vắc xin đã được cấp phép lưu hành và chứng minh hiệu quả tại thực địa.
(iii) Để phòng bệnh do vi rút LMLM típ O và A gây ra, lựa chọn vắc xin có chứa kết hợp các thành phần kháng nguyên của típ O và típ A nêu trên.
– Theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH/OIE), kinh nghiệm của các nước và thực tiễn tại Việt Nam thời gian qua, trong trường hợp phải tiêm phòng bao vây ổ dịch, gia súc nên được tiêm vắc xin có hàm lượng kháng nguyên cao từ 6PD50 trở lên.
Đối với bệnh Viêm da nổi cục
Lưu hành vi rút VDNC
Phân tích đoạn gien EEV glycoprotein LSDV126 của vi rút VDNC lưu hành tại Việt Nam cho thấy vi rút này thuộc chủng vi rút Neethling, giống 100% so với vi rút VDNC đã gây các ổ dịch tại Trung Quốc.
Khuyến cáo lựa chọn vắc xin VDNC
Kết quả sử dụng vắc xin VDNC tại nhiều địa phương trên phạm vi cả nước trong thời gian qua đã chứng minh giải pháp phòng, chống bệnh VDNC bằng vắc xin rất hiệu quả và đóng vai trò quan trọng nhất (tương tự như các khuyến cáo của WOAH/OIE, FAO và kinh nghiệm của nhiều nước). Cụ thể, với việc tiêm phòng diện rộng vắc xin VDNC trong năm 2022, số ổ dịch VDNC đã giảm 95% và số gia súc mắc bệnh giảm 99% so với năm 2021. Hiện nay, có một số loại vắc xin VDNC đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam (chi tiết tại Phụ lục V).
Cụ thể, về công văn số 113/TY-TD, mời quý độc giả xemcông văn số 113.TY cập nhật tình hình lưu hành vi rút CGC VDNC LMLM
- bệnh dịch viêm da nổi cục li>
- cúm gia cầm li>
- lở mồm long móng li>
- viêm da nổi cục li> ul>
- Vĩnh Thạnh (Bình Định): Thu hút 2 dự án chăn nuôi trong nửa tháng đầu năm 2025
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
Tin mới nhất
T5,16/01/2025
- Vĩnh Thạnh (Bình Định): Thu hút 2 dự án chăn nuôi trong nửa tháng đầu năm 2025
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất