Đã gần 2 năm trôi qua kể từ ngày bệnh Dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến hàng trăm nghìn con lợn phải tiêu hủy, đến nay, các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung vẫn đang ngóng từng ngày để nhận số tiền được hỗ trợ. Chưa nhận được hỗ trợ, các hộ dân phải xoay xở đủ kiểu để trang trải nợ cũ và tìm cách tái đàn…
Chăm sóc đàn lợn tại xã Cam Thượng (huyện Ba Vì). Ảnh: Minh Thúy
Bệnh dịch đi qua, nỗi lo ở lại
Năm 2021, bệnh Dịch tả lợn châu Phi bùng phát, nhiều hộ chăn nuôi lợn ở xã Cam Thượng (huyện Ba Vì) đã phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo thống kê của xã, từ ngày phát hiện bệnh (5-10-2021) đến ngày 2-11-2021, Cam Thượng phải tiêu hủy 194 con lợn (trọng lượng hơn 10 tấn) của 19 hộ.
Chủ tịch UBND xã Cam Thượng Quách Văn Phong cho biết, ngày xuất hiện bệnh trên đàn lợn, cả hệ thống chính trị xã vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân tiêu hủy lợn mắc bệnh để nhanh chóng dập dịch; nhờ đó, bệnh dịch sớm được dập tắt. Xã đã lập hồ sơ, gửi cơ quan chức năng xét duyệt danh sách những hộ có lợn phải tiêu hủy và công khai đến người dân. Nhưng đợi mãi, đến nay các hộ chăn nuôi vẫn chưa được hỗ trợ để trang trải nợ nần và có vốn tái đàn…
Là hộ có lợn bị bệnh Dịch tả lợn châu Phi, gia đình Trưởng thôn Quỳnh Cao (xã Cam Thượng) Quách Văn Huân cũng phải tiêu hủy gần 6 tạ lợn.
“Thời điểm lợn bắt đầu bị dịch, thương lái đặt vấn đề mua lợn bệnh mang đi tiêu thụ, nhưng chúng tôi tuyên truyền để bà con không bán mà phải tiêu hủy, dù rất xót xa… Chúng tôi tin tưởng sẽ được Nhà nước hỗ trợ như đợt tiêu hủy lợn năm 2018. Nay dịch bệnh đã qua, nhưng nỗi lo vẫn đeo đẳng vì gia đình không có vốn tái đàn và còn nợ đại lý bán cám 10 triệu đồng”, ông Quách Văn Huân nói.
Cùng cảnh ngộ, ông Nguyễn Văn Mùi, thôn Nam An (xã Cam Thượng) cho biết, năm 2018, cả đàn lợn của gia đình ông bị tiêu hủy và được Nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng. Năm 2021, gia đình ông tiếp tục phải tiêu hủy 17 con lợn (trọng lượng hơn 1 tấn). Đây là tài sản lớn nên việc chưa được hỗ trợ khiến gia đình ông Mùi gặp nhiều khó khăn, tiền cám hiện vẫn chưa trả hết…
Đây chỉ là 2 trong số 913 hộ phải tiêu hủy lợn tại 21/31 xã, thị trấn của huyện Ba Vì với tổng số 10.339 con, trọng lượng hơn 578 tấn.
Tiếp tục đợi chờ…
Nói về thực trạng nêu trên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Đình Đảng cho hay, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9-1-2017 của Chính phủ (về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh) quy định Nhà nước hỗ trợ những trường hợp bắt buộc phải tiêu hủy vật nuôi do dịch bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh Dịch tả lợn châu Phi là bệnh mới xuất hiện từ năm 2019, không phải bệnh được hỗ trợ theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 5-6-2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Vì thế, việc hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy bắt buộc do mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn Hà Nội mới chỉ được thực hiện trong giai đoạn 2019-2020 theo các Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27-6-2019; Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30-12-2020 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ có hiệu lực trong năm 2019, 2020.
Trong khi đó, trong năm 2021, 2022, Hà Nội có 945 hộ/10 quận, huyện có lợn phải tiêu hủy, với tổng số 11.949 con, trọng lượng trên 652 tấn. Còn trên cả nước, năm 2021, dịch xảy ra ở 60 tỉnh, thành phố; tổng số lợn mắc bệnh, chết và phải tiêu hủy là 299.878 con. Năm 2022, bệnh xảy ra tại 51 tỉnh, thành phố; tiêu hủy khoảng 52.483 con…
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người phải tiêu hủy lợn, năm 2021 và 2022, Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND thành phố ban hành 2 văn bản xin ý kiến và đề xuất phương án hỗ trợ gửi Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, mới có Bộ Tài chính trả lời (Văn bản số 4539/BTC-NSNN ngày 20-5-2022), với nội dung đề nghị UBND thành phố báo cáo Bộ NN&PTNT để hướng dẫn thực hiện…
Theo đó, Sở NN&PTNT liên hệ với Bộ NN&PTNT và được biết, ngày 31-10-2022, Bộ đã ban hành Văn bản số 7262/BNN-TY, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP cho đến khi có nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2017/NĐ-CP hoặc đến khi có nghị định mới quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật.
“Ngày 30-3-2023, Sở NN&PTNT tham mưu UBND thành phố ban hành Văn bản số 883/UBND-KTN gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án hỗ trợ theo Văn bản số 7262/BNN-TY nêu trên của Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản trả lời nên chưa có cơ sở hỗ trợ hộ chăn nuôi”, ông Nguyễn Đình Đảng thông tin thêm.
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi vẫn còn nhiều nguy cơ tái diễn. Để ngăn ngừa dịch, cần có chính sách hỗ trợ thiết thực, kịp thời để người chăn nuôi khôi phục sản xuất, góp phần ổn định lĩnh vực này trong thời gian tới.
Thiện Mỹ
Nguồn: Báo Hà Nội Mới
- hỗ trợ chăn nuôi li>
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- chính sách hỗ trợ li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Muốn nhanh chỉ có trong tivi. Nhà tôi cũng như nhiều nhà chuẩn bị mất đất, mất nhà mà vẫn không thấy tiền hỗ trợ dịch tả heo châu Phi ở đâu.
Rất mong nhà nước có cơ chế chính sách hỗ trợ sớm cho người dân để có tiền trả nợ và tái đàn.
Người chăn nuôi chúng tôi đang mong mỏi chờ đợi sự hỗ trợ của Nhà nước dù dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi thực sự đang sống trong cảnh khốn cùng vì hậu quả của dịch tả châu Phi. Rất mong Nhà nước có hành động kịp thời để giải cứu cho những ng nông dân như chúng tôi!
Ai là người giải quyết những vấn đề đó cho người dân. Chỉ nói mà không làm nó thành cái căn bệnh của những người Quan tham nhũng.