Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Thị Phương
TÓM TẮT
Trong 50 năm qua, nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật, ngành chăn nuôi gà công nghiệp trên thế giới đã tăng hơn 400%, bình quân tăng 3,30% mỗi năm; FCR giảm 50%. Bên cạnh đó, việc giải mã được bộ gen gà, sử dụng gen ứng viên trong chọn lọc và nhân giống theo dòng, xây dựng được hệ thống công tác giống hình tháp… đã góp phần quan trọng để thúc đẩy ngành chăn nuôi gà phát triển nhanh.
Đồng thời, con người cũng đã áp dụng nhiều thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) như Big Data (dữ liệu lớn); Internet of Things (vạn vật kết nối); Cloud computing (Điện toán đám mây); Artificial Intelligence (A.I -Trí tuệ nhân tạo; Tự động quy trình robotic (RPA) … đã giúp con người chuẩn đoán sớm dịch bệnh, phát hiện sớm giới tính của phôi từ khi đang ấp trứng … đã hỗ trợ tích cực để ngành chăn nuôi gà phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu, ngành chăn nuôi gà cũng đang gặp nhiều thách thức to lớn như việc tăng giá nguyên liệu đầu vào trên phạm vi toàn cầu, thực hiện quyền lợi động vật (animal welfare) đang còn nhiều hạn chế… mà ngành chăn nuôi gà đang phải nỗ lực phấn đấu để vượt qua trong thời gian sớm nhất.
Từ khóa: Chăn nuôi gà công nghiệp, lịch sử phát triển, thành tựu và thách thức
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Do có chất lượng tốt, giá thành thấp, thịt và trứng gà đã trở nên phổ biến trong đời sống của phần lớn người tiêu dùng trên toàn cầu, lại không chịu bất kỳ hạn chế của tôn giáo nào nên ngành chăn nuôi gà phát triển rất mạnh, trở thành ngành sản xuất công nghiệp thực sự. Điều đó giải thích cho việc tiêu thụ và sản xuất thịt gà ngày nay có tỷ trọng cao nhất cơ cấu của ngành chăn nuôi trên phạm vi toàn cầu, thậm chí cao hơn cả ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay, ước tính mỗi năm trên thế giới có gần 60 tỷ con gà được vỗ béo; mỗi ngày sản xuất ra khoảng 4,5 tỷ quả trứng.
Ước tính mỗi năm thế giới có 60 tỷ con gà được vỗ béo
Bài viết tổng hợp này sẽ đề cập đến lịch sử phát triển của những tiến bộ to lớn về giống, và sản xuất thức ăn; xu hướng phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới cũng như ở nước ta. Đồng thời, nêu lên một số thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) mà con người đã áp dụng như Big Data (dữ liệu lớn); Internet of Things (vạn vật kết nối); Cloud computing (Điện toán đám mây); Artificial Intelligence (A.I -Trí tuệ nhân tạo; Tự động quy trình robotic (RPA) … giúp chuẩn đoán sớm dịch bệnh, phát hiện sớm giới tính của phôi trong khi ấp…; hỗ trợ tích cực để ngành chăn nuôi gà phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. ..
Mặt khác, ngành chăn nuôi đang chuyển mình thành một ngành KINH TẾ – KỸ THUẬT quan trọng… Để thực hiện được xứ mệnh cao cả đó, ngành chăn nuôi không thể không áp dụng nhiều môn toán kinh tế, trong đó áp dụng quy luật hiệu suất giảm dần (Law of Diminishing Returns – LDR), đồng thời, cũng chỉ ra một số thách thức cơ bản mà ngành chăn nuôi gia cầm (CNGC) đang phải nỗ lực để vượt qua nhằm phát triển bền vững.
II- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI GIA CẦM TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới
Hàng ngàn năm nay, chăn nuôi gia cầm đã gắn liền với sản xuất nông hộ trên hầu hết các châu lục. Tuy nhiên, trong gần 1 thế kỷ qua đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng giảm số lượng các trang trại (Vohra, 1993). Vào đầu những năm 1950, ở Hoa Kỳ và nhiều nước công nghiệp phát triển có khoảng 5 triệu nông dân tham gia chăn nuôi gia cầm, đóng góp 14% tổng thu nhập, hơn 50% sản lượng trứng và thịt gà được cung cấp từ những trang trại có quy mô dưới 200 con gà (Jull, 1951).
Theo Vohra (1993), để cung ứng nguồn nhân lực, hầu hết các trường đại học nông nghiệp đều có bộ môn chăn nuôi gia cầm chuyên nghiên cứu về di truyền học, sinh lý học, dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật và chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các trang trại… Nhờ sự kết hợp của các kỹ sư, nhà khoa học chăn nuôi và nhiều ngành học khác, chăn nuôi gia cầm đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển. Sau năm 1954, đã xuất hiện xu hướng thay đổi trong ngành CNGC một cách nhanh chóng: chuyển từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại quy mô lớn hơn. Nhiều viên chức chính phủ đã ra ngoài để làm chủ trang trại chăn nuôi gia cầm, nhiều trang trại nhỏ và vừa đã phá sản: trang trại gà đẻ trứng dưới 10.000 con không đủ thu nhập để nuôi một gia đình, quy mô chăn nuôi tối thiểu lên đến 50.000 con.
Đến những năm 1970, chăn nuôi gia cầm trở thành một ngành nông nghiệp công nghiệp được tích hợp hoàn toàn, cùng với sự xuất hiện nhiều tiến bộ quan trọng trong công tác giống, dinh dưỡng, nhất là sự phát triển của các tổ hợp lai có năng suất rất cao… Một số giống gia cầm thương mại quan trọng trên toàn cầu nằm trong tay khoảng mười công ty đa quốc gia (Vaziri & cs., 2022). Song song với quá trình đó, các giống gia cầm bản địa dần biến mất, đồng nghĩa với việc mất hàng loạt nguồn gen tiềm năng hữu ích. Các công ty gia cầm lớn có các cơ sở nghiên cứu riêng dẫn đến việc đóng cửa các bộ môn chăn nuôi gia cầm tại nhiều trường đại học nông nghiệp ở Hoa Kỳ và nhiều nước phát triển.
Theo Zuidhof & cs. (2014), nhiều tổ hợp gà hiện đại phát triển nhanh chóng vì chúng được chọn lọc theo định hướng sinh trưởng rất nhanh. Từ năm 1957 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng của gà thịt tăng hơn 400%; bình quân tăng 3,30% mỗi năm, đồng thời giảm 50% FCR; bình quân giảm được 2,55% mỗi năm, điều đó có nghĩa là trong 50 năm qua, ngành chăn nuôi gà thịt đã giảm được một nửa lượng thức ăn cần thiết để sản xuất thịt gà.
Cần phải nhấn mạnh, trong khi ở các nước đang phát triển, sản phẩm của gia cầm công nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn thì ở các nước phát triển, tỷ lệ này là tuyệt đối. Nguyên nhân chính là do thị hiếu người tiêu dùng: thích ăn thịt gà mềm, được chiên với nhiều gia vị. Các nhà hàng nổi tiếng như KFC và Macdonal là những ví dụ điển hình. Việc tiêu thụ thịt gà như vậy khiến cho ngành chăn nuôi gà công nghiệp phát triển rất nhanh và hiệu quả rất cao: gà thịt chỉ cần nuôi từ 28-32 ngày, khối lượng xuất chuồng khoảng 1,8- 2,0 kg và FCR dưới 1,5 kg.
2.2. Ở các nước đang phát triển
Trước hết, thị hiếu tiêu dùng thịt gia cầm ở các nước đang phát triển rất khác so với các nước phát triển. Tại khu vực này, khách hàng ưa thích thịt gà bản địa luộc với hương vị tự nhiên; thịt dai và chắc hơn do gà được nuôi theo phương thức chăn thả, dài ngày hơn (có thể đến 20 tuần tuổi). Gà được nuôi chăn thả tự nhiên có FCR cao, có thể lên đến trên 3 kg thức ăn/1 kg thịt hơi…nên sản phẩm chăn nuôi có giá thành cao hơn. Tuy vậy, chăn nuôi gà bản địa vẫn rất phổ biến trong nông hộ ở hầu hết các nước đang phát triển. Ngành chăn nuôi gà mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, văn hóa… (Guèye, 2000; Akinola & Essien, 2011; Birhanu & cs., 2022);
Việc mua bán thịt và trứng gà ở nông thôn dễ dàng và thuận tiện, mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho nông hộ, giúp họ thanh toán nhiều khoản chi thường ngày như nộp học phí cho con, mua thuốc men, phân bón và hạt giống…(Birhanu & cs., 2021). Chăn nuôi gà trong nông hộ còn cung cấp protein chất lượng cao cho gia đình (Wong & cs., 2017). Ngoài ra, gà còn được nuôi với nhiều mục đích khác nữa như thực hành tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, giải trí và làm quà tặng… (Birhanu & cs., 2022).
Hình 1 cho thấy, tỷ lệ các hộ nông dân nuôi các loài vật nuôi khác nhau từ năm 2015 đến 2020 ở các nước đang phát triển. Theo đó, gia cầm là vật nuôi phổ biến nhất, có 55% số hộ nuôi gà, theo sau là trâu bò (50%) và dê (42%). Tổng cộng, có đến 68% số hộ ở các nước thu nhập trung bình thấp nuôi gia cầm, tiếp theo là trâu bò (38%) và dê (30%). Ở các khu vực khác, tỷ lệ các hộ nông dân ở khu vực Mỹ Latinh, Caribe, Đông Á và Thái Bình Dương nuôi gia cầm nhiều hơn so với khu vực châu Phi cận Sahara (SSA). Tỷ lệ số hộ nông dân ở Đông Á và Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và Caribe và châu Phi cận Sahara nuôi gà lần lượt là 75%, 78% và 57%.
(Còn nữa)
- gà công nghiệp li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất