Chính phủ cần rà soát lại chiến lược phát triển chăn nuôi trước tình trạng cung vượt cầu (dự án cấp phép quá nhiều mà không gắn với phương án xuất khẩu). Trong 5 năm tới, các địa phương cần siết chặt việc cấp phép các dự án mới (nếu dự án không có phương án chế biến, xuất khẩu).Thời gian qua, Việt Nam thu hút 2,2 tỷ USD vốn FDI vào ngành chăn nuôi với 81 dự án tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau như thức ăn, chăn nuôi heo, gà, bò, giết mổ, chế biến và xử lý môi trường… Số dự án, số vốn của các doanh nghiệp FDI đổ vào ngành chăn nuôi ở Việt Nam càng tăng, và kéo theo đó là mối lo các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bị loại dần khỏi cuộc chơi cũng tăng theo.
Theo tính toán của ông Nguyễn Văn Nam, một chủ hộ nuôi gà ở Vĩnh Cửu, Đồng Nai, để cho ra 1kg gà thịt gà công nghiệp cần từ 1,6kg thức ăn (khoảng 22.000 đồng). Như vậy, con gà 2kg tốn khoảng 44.000 đồng thức ăn, cộng 5.000 đồng con giống, thêm chi phí thú y, điện nước, lao động…, sẽ rơi vào khoảng 55.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá gà thịt hiện chỉ ở mức trung bình chưa đến 30.000 đồng/kg. Chính vì vậy, nhiều hộ chăn nuôi đã phải “treo chuồng”.
Tình trạng tương tự cũng gặp ở ngành nuôi lợn. Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, Nguyễn Kim Đoán cho biết, năm trước, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm khoảng 70% tổng đàn lợn của tỉnh, nhưng thời điểm này chỉ còn khoảng 20 – 30%/tổng đàn 2,7 triệu con, số còn lại thuộc về các doanh nghiệp. Nếu tình hình này kéo dài, nhiều vùng nuôi lớn có thể bị xóa sổ vì người nuôi thua lỗ kéo dài, không có vốn tái đầu tư.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn chủ động được nguồn con giống, thức ăn, có quy trình nuôi khép kín, áp dụng khoa học kỹ thuật tốt… nên giá thành sản xuất thường thấp hơn nhiều so với chăn nuôi quy mô nông hộ. Hơn thế, theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA), trong 2 năm qua, do “cạn nguồn vốn” mà giá thị trường lại xuống sâu, đã “đánh gục” các cơ sở chăn nuôi trong nước. Trong bối cảnh đó, nhiều cơ sở chăn nuôi trong nước đang phải “gia công” cho doanh nghiệp FDI, và việc quyết định giá bán nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Chăn nuôi quy mô nông hộ chi phí thường cao hơn
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp FDI đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi tại Việt Nam. Chính vì vậy, VIPA kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần làm rõ các nội dung tiêu chuẩn, định mức hỗ trợ dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào lĩnh vực chăn nuôi; cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dự án chăn nuôi, giết mổ, chế biến ứng dụng công nghệ cao; cơ chế hỗ trợ đầu tư các dự án chăn nuôi gia cầm gắn với xuất khẩu; xây dựng nhà máy tại khu chăn nuôi không có khu công nghiệp; nguồn vốn và quy trình giao vốn hỗ trợ; trình tự và thủ tục hỗ trợ đầu tư; thẩm định, thanh quyết toán. Và để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, duy trì công ăn việc làm cho người nông dân, VIPA kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung một số chính sách đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước đủ điều kiện để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. Đồng thời, cũng kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý kịp thời một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn (nếu có) bán phá giá sản phẩm chăn nuôi, cạnh tranh không lành mạnh…
Lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị, Chính phủ cần rà soát lại chiến lược phát triển chăn nuôi trước tình trạng cung vượt cầu (dự án cấp phép quá nhiều mà không gắn với phương án xuất khẩu). Trong 5 năm tới, các địa phương cần siết chặt việc cấp phép các dự án mới (nếu dự án không có phương án chế biến, xuất khẩu).
“Đồng thời, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương phải kiểm soát chặt chẽ tình trạng nhập khẩu thịt ngoại, bởi để xuất khẩu thịt, trứng trong nước phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật, nhưng sản phẩm nhập về lại dễ dàng”, lãnh đạo Hiệp Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị.
Ngọc Lâm
Thời báo Ngân Hàng
- chăn nuôi nhỏ lẻ li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Cargill khánh thành nhà máy Provimi Premix hiện đại nhất châu Á, công suất 40.000 tấn/năm
- Thái Bình: Vắc xin Dịch tả lợn châu Phi đem lại hy vọng cho người chăn nuôi
- Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện thủ tục môi trường gì?
- Nuôi gà đẻ theo hợp đồng, nông dân an tâm sản xuất
- Lúa mì nhập khẩu về Việt Nam có trên 70% từ thị trường Australia
- Australia chính thức mở cửa thị trường cho thịt lợn sống của Pháp
- Tham gia chuỗi hội nghị & hội thảo kỹ thuật thuộc khuôn khổ triển lãm Vietstock 2023
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
Tin mới nhất
T3,26/09/2023
- Cargill khánh thành nhà máy Provimi Premix hiện đại nhất châu Á, công suất 40.000 tấn/năm
- Thái Bình: Vắc xin Dịch tả lợn châu Phi đem lại hy vọng cho người chăn nuôi
- Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện thủ tục môi trường gì?
- Nuôi gà đẻ theo hợp đồng, nông dân an tâm sản xuất
- Lúa mì nhập khẩu về Việt Nam có trên 70% từ thị trường Australia
- Australia chính thức mở cửa thị trường cho thịt lợn sống của Pháp
- Tham gia chuỗi hội nghị & hội thảo kỹ thuật thuộc khuôn khổ triển lãm Vietstock 2023
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Theo tôi, Chính phủ cần siết chặt các doanh nghiệp chăn nuôi, tạo chỗ đứng cho nông hộ vì đó không chỉ là nghành kinh tế mà còn liên quan đến chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước. Hiện nay bao ưu đãi người dân gần như không được hưởng lợi mà chủ yếu các tập đoàn họ hưởng lợi xong rồi đẩy giá thức ăn,hạ giá bán khiến nông dân kiệt quệ sau đó bắt tay để tăng giá bóp chết người dân.