[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc loại bỏ hoàn toàn bệnh cầu trùng không khả thi, thay vào đó, các chiến lược quản lý hiệu quả rất quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng của nó đối với ngành chăn nuôi gia cầm.
Đó là thông điệp được TS. Vasil Stanev, Giám đốc Dịch vụ Kỹ thuật toàn cầu về Sức khỏe và Dinh dưỡng gia cầm Tập đoàn Phibro Animal Health Corporation chia sẻ tại hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Khám phá chiến lược mới nhất để kiểm soát bệnh cầu trùng một cách tối ưu trên gia cầm”, do Phibro Animal Health Việt Nam tổ chức ngày 5/12/2023. Hội thảo có sự tham gia đông đảo của nhiều doanh nghiệp và nhà chăn nuôi gia cầm
tại Việt Nam.
Ngành gia cầm thế giới thiệt hại 14 tỷ USD do bệnh cầu trùng (Coccidiosis)
TS. Vasil Stanev cho biết, bệnh cầu trùng (Coccidiosis), một bệnh phổ biến ở gia cầm do Protozoa Eimeria một dạng kí sinh trùng gây ra, gây ảnh hưởng đáng kể đến ngành chăn nuôi gia cầm. Đây không phải bệnh mới nhưng rất nguy hiểm, làm suy giảm sức khỏe ruột của gia cầm, giảm khả năng hấp thu thức ăn mà còn dẫn đến tổn thất kinh tế đáng kể do tăng tỷ lệ chết, giảm tốc độ tăng trưởng, hiệu suất sản xuất thấp.
Bệnh cầu trùng gây hại cho lớp biểu mô ruột, làm suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh cầu trùng bao gồm tiêu chảy có máu, mất nước, hành vi bất thường và tử vong. Các triệu chứng bệnh cận lâm sàng mặc dù nhẹ và ít biểu hiện vẫn có thể dẫn đến hiệu suất chăn nuôi giảm sút.
Cầu trùng là bệnh thường xuyên xuất hiện trong chăn nuôi gia cầm (Eimeria spp. thích nghi tốt trên vật chủ, nang noãn dạng bảo tử – rất bền với môi trường), vì vậy, việc loại bỏ hoàn toàn bệnh cầu trùng là không khả thi. Hàng năm, ngành công nghiệp gia cầm toàn cầu phải chịu tổn thất vượt quá 14 tỷ USD do căn bệnh này, vì vậy, cần có các chiến lược quản lý hiệu quả để giảm thiểu ảnh hưởng đối với sản xuất và chăn nuôi gia cầm.
TS. Vasil Stanev, Giám đốc Dịch vụ Kỹ thuật toàn cầu về Sức khỏe và Dinh dưỡng gia cầm Tập đoàn Phibro Animal Health Corporation
Chiến lược quản lý hiệu quả rất quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng của cầu trùng
Theo TS. Vasil Stanev, các chiến lược kiểm soát chủ yếu bao gồm sử dụng thuốc chống cầu trùng (Coccidiostats) trong thức ăn và vắc xin.
Thuốc chống cầu trùng được sử dụng từ những năm 1940, vẫn còn phổ biến trong sản xuất gà thịt. Chúng cung cấp khả năng kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí và dễ dàng áp dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng kéo dài làm dấy lên lo ngại về kháng thuốc ở Eimeria, làm giảm hiệu quả phòng bệnh.
Việc quản lý bệnh cầu trùng hiệu quả đòi hỏi một hệ thống giám sát chắc chắn và toàn diện. Hệ thống này không chỉ quan trọng trong việc ngăn chặn các đợt bùng phát lâm sàng rõ ràng, mà quan trọng hơn là giảm thiểu những tổn thất thường bị bỏ qua do cầu trùng cận lâm sàng gây ra.
Kháng thuốc xuất hiện như một kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, nơi mà hiệu quả của một thuốc chống cầu trùng dần giảm theo thời gian. Thách thức này được giải quyết bằng cách sử dụng các lớp phân tử khác nhau với các chế độ hoạt động khác nhau để quản lý sự kháng thuốc. Sự kháng chéo, nơi mà sự kháng thuốc đối với một sản phẩm ảnh hưởng đến các sản phẩm tương tự, cũng là một mối quan tâm.
Quản lý xoay vòng: Chiến lược then chốt trong việc kiểm soát bệnh cầu trùng
TS. Vasil Stanev nhấn mạnh, “Quản lý xoay vòng được coi là chiến lược then chốt trong việc kiểm soát bệnh cầu trùng; cần phải thiết lập các phương pháp xoay vòng vững chắc và hiệu quả. Cách tiếp cận này rất quan trọng để ngăn chặn việc sử dụng quá mức các chất chống cầu trùng, giữ gìn và tối đa hóa hiệu quả của các sản phẩm hiện có và có sẵn. Nó bao gồm việc chuyển đổi có hệ thống giữa các lớp khác nhau của thuốc chống cầu trùng sau các chu kỳ nhất định, đảm bảo việc tạo ra sự kháng thuốc được giảm thiểu”.
Các nguyên tắc chính của việc quản lý xoay vòng thuốc là đổi thuốc phòng cầu trùng từ nhóm này sang nhóm khác sau vài lứa; không sử dụng một loại quá lâu; đổi sản phẩm khác nhóm – đề kháng luôn dựa trên thành phần hoạt động chứ không phải sản phẩm; hỗ trợ phục hồi độ nhạy – thời gian nghỉ của mỗi nhóm sản phẩm; chemical làm sạch (clean-up) để phục hồi độ nhạy với ionophores; tính đến các tác dụng phụ của thuốc và độ nhạy đặc hiệu ngoài thực địa(ASTs).
Phương pháp chính trong quản lý xoay vòng:
- Xoay vòng chương trình đầy đủ: Phương pháp này bao gồm việc sử dụng cùng một loại thuốc chống cầu trùng liên tục cho đến khi đến tuổi giết mổ hoặc thời gian rút thuốc, sau đó chuyển sang một sản phẩm khác trong các chu kỳ tiếp theo.
- Xoay vòng chương trình Shuttle: Chiến lược này sử dụng một sản phẩm trong giai đoạn/gà lứa và một sản phẩm khác trong giai đoạn phát triển/hoàn thiện.
Hai phương pháp đều nhằm giảm thiểu sự phát triển của kháng thuốc. Chương trình đầy đủ giúp đơn giản hóa việc quản lý nhưng có nguy cơ phát triển sự kháng thuốc nhanh hơn, trong khi chương trình Shuttle cung cấp quản lý kháng thuốc tốt hơn nhưng phức tạp về mặt hậu cần. Quy tắc quan trọng nhất trong việc xoay vòng là chuyển đổi sản phẩm dựa trên lớp hóa học của chúng để tránh sự kháng chéo và tối đa hóa hiệu quả.
- Ví dụ, việc chuyển từ việc sử dụng kéo dài salinomycin sang Aviax 5% (semduramicin 25 ppm) có thể cải thiện đáng kể hiệu suất, với sự cải thiện trong trọng lượng cơ thể sống, tăng trọng hàng ngày và chỉ số năng suất. Tương tự, việc chuyển từ Narasin+Nicarbazin sang Aviax (semduramicin 25 ppm) cũng mang lại những cải thiện hiệu suất tương đương.
- Aviax 5% SEMDURAMICIN, hiệu quả chống lại tất cả các loài Eimeria quan trọng về kinh tế ở gà thịt, có thể được sử dụng trong cả chương trình thẳng và chương trình shuttle và có thể thích nghi để sử dụng quanh năm.
TS. Vasil Stanev khuyến nghị, vấn đề đề kháng thuốc phải được quan tâm hơn so với những khác biệt nhỏ về hiệu quả của sản phẩm khác nhau đối với mỗi Loại Eimeria. Không có sản phẩm tốt hay xấu, mỗi công cụ đều có điểm mạnh và điểm yếu, nên lấy lợi ích từ điểm mạnh và giới hạn điểm yếu của mỗi loại thuốc kháng cầu trùng và vắc xin có sẵn trên mỗi thị trường.
Hà Ngân
Để có thêm thông tin về giải pháp quản lý hiệu quả bệnh cầu trùng trên gia cầm, mời quý độc giả liên hệ với Văn phòng đại diện Phibro Animal Health Việt Nam.
Mr Lê Bảo Quốc – Giám đốc
Địa chỉ: Tòa nhà Vietcombank, Số 5 Công trường Mê Linh, phường Bến Nghé, Quận 1, TP, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: +84 283 8271935
Di động: +84 0909575574
Email: Bao-Quoc.le@pahc.com
Website: www.pahc.com
- Bệnh cầu trùng li>
- bệnh cầu trùng gia cầm li> ul>
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
Tin mới nhất
T2,07/10/2024
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất