Bộ trưởng Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil Carlos Fávaro khẳng định trường hợp mắc bệnh bò điên phát hiện bang Pará phía Bắc nước này sẽ không gây ra nguy cơ đối với việc tiêu thụ thịt của người dân.
Chính phủ Brazil đảm bảo người dân sẽ không phải lo lắng về việc tiêu thụ thịt bò. Ảnh: observerbd
Trong một cuộc phỏng vấn trước báo giới, ông Fávaro tuyên bố Chính phủ Brazilđảm bảo người dân sẽ không phải lo lắng về việc tiêu thụ thịt bò vì các cơ quan chức năng biết rõ nguồn gốc của trường hợp mắc bệnh bò điên này.
Theo Bộ trưởng Fávaro, con vật phát hiện bị bệnh thuộc một khu trang trại chăn nuôi 60 gia súc ở thành phố Marabá, bang Pará. Cơ quan nông nghiệp bang đã tiến hành kiểm tra và thực hiện các biện pháp ngăn chặn phòng ngừa bệnh lây lan. Không có con bò nào bị giết thịt và đưa ra thị trường tiêu thụ từ nhiều tuần qua.
Đây là dạng bệnh không điển hình, xuất hiện một cách tự phát trong tự nhiên, không có nguy cơ lây lan cho đàn gia súc và con người. Các mẫu bệnh phẩm đã được gửi đến phòng thí nghiệm của Tổ chức Thú y Thế giới ở Alberta, Canada, để xác nhận xem đó là dạng bệnh cổ điển hay phiên bản “phi điển hình”.
Trung Quốc vào ngày 23/2 đã đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ Brazil như một phần của thỏa thuận song phương, trong đó hai bên nhất trí đình chỉ hoạt động xuất nhập khẩu thịt bò khi phát hiện có trường hợp bò điên.
Bộ trưởng Fávaro xác nhận một số quốc gia khác có thể sẽ ngừng nhập khẩu thịt bò từ Brazil trong những ngày tới. Ông khẳng định giới chức đang xử lý vấn đề với sự minh bạch toàn diện để đảm bảo quá trình cung cấp thịt bò ra thị trường trở lại như bình thường.
Theo Hiệp hội ngành nông nghiệp của Brazil Abrafrigo, quốc gia Nam Mỹ này vào năm ngoái xuất khẩu tổng cộng 2,3 triệu tấn thịt bò trị giá 13,1 tỷ USD. Trung Quốc tiêu thụ hơn 50% lượng thịt xuất khẩu của Brazil./.
Ngọc Tùng (P/V TTXVN Tại Buenos Aires)
- Bệnh bò điên li> ul>
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T6,02/06/2023
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất