Người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang bắt đầu tái đàn heo sau thời gian thua lỗ kéo dài. Lúc này, bên cạnh vấn đề nguồn cung con giống, việc phòng bệnh cho vật nuôi được quan tâm hàng đầu.
Bà Lê Thị Chi quan tâm tiêm ngừa đúng lịch và đầy đủ các loại bệnh cho đàn gia súc của mình.
Khoảng 2 tháng nay, giá heo hơi trên thị trường tương đối ổn định, hiện giữ mức 44.000 – 46.000 đồng/kg. Sau thời gian bỏ trống chuồng nuôi thì một bộ phận người dân đã bắt đầu tái đàn, nhưng chuyện tìm nguồn con giống tại chỗ không phải dễ dàng. Bà Lê Thị Chi, ở ấp Trường Thuận A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, là một trong số ít người duy trì được đàn nái trong thời gian giá heo hơi tuột dốc. Mới bán xong 24 con heo giống, bà Chi cho biết hiện con giống đang có sức hút mạnh, còn nguồn cung tại chỗ thì ít. Bà Chi phấn khởi cho biết: “Heo hơi có giá nên tôi bán heo con được lắm, trung bình từ 1 – 1,3 triệu đồng/con, trọng lượng từ 13-17kg/con. Bây giờ người ta kiếm heo con nhiều, mà mình không có đủ nguồn cung. Heo thịt cũng vậy, thương lái gọi điện đặt liên tục nhưng cũng không có hàng”.
Thị trường heo hơi đã ổn định, người nuôi bắt đầu manh nha tái đàn trở lại. Trước xu hướng này, ngành chức năng khuyến cáo người dân cân nhắc tái đàn với quy mô vừa phải, không ồ ạt. Đồng thời, có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt để giảm thiểu rủi ro. Với thời tiết nắng mưa đan xen, người chăn nuôi cần lưu ý vệ sinh chuồng trại thường xuyên để tiêu diệt mầm bệnh giúp chăn nuôi được an toàn.
Từ khi bắt đầu nuôi gà với quy mô lớn, ông Bùi Duy Khương, ở ấp 10, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, đã xem phòng bệnh là phương châm hàng đầu. Trại gà của ông có quy mô khoảng 1.000 con đang chuẩn bị xuất bán. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng được thực hiện kỹ lưỡng để không phát sinh rủi ro trong chăn nuôi. Ông Khương tâm đắc: “Ban đầu, nhờ người quen hướng dẫn kỹ thuật rồi tôi nghiên cứu tìm hiểu thêm về đặc tính của gà. Sau 2 năm tập tành chăn nuôi tôi cũng tự tin hơn. Hiện số gà trong chuồng chuẩn bị xuất bán và kỳ vọng được giá cao”.
Ông Khương cho hay, trung bình một đợt thả nuôi từ gà con đến khi xuất bán kéo dài khoảng 90 ngày. Mỗi năm ông nuôi 2 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 3 tháng. Thời gian đó ông xử lý chuồng nuôi bằng vôi bột, tiêu diệt mầm bệnh bằng thuốc khử trùng do thú y địa phương khuyến cáo. Quan trọng hơn là phải chọn con giống từ những cơ sở cung cấp giống chất lượng, uy tín, sạch bệnh, có như thế chăn nuôi mới đảm bảo được an toàn. Trong thời gian chăn nuôi, ông giữ chuồng trại thông thoáng, tiêm phòng đủ bệnh, đúng lịch. Nhờ vậy mà 2 năm nay, ông có thêm nguồn thu nhập khá từ đàn gà của mình.
Thời tiết như hiện nay, người nuôi vịt chạy đồng cũng chủ động bảo vệ đàn. Với kinh nghiệm hơn chục năm chăn nuôi, bà Lê Thị Thu Mộng, ở ấp 2, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, cho biết: “Thời tiết mưa nhiều, nắng đan xen rất dễ làm cơ thể con vịt yếu đi. Mùa này vịt thường mắc bệnh sốt, thương hàn, nếu thấy biểu hiện bệnh là trị ngay. Định kỳ cứ 6 tháng một lần là tôi dọn chuồng, sát khuẩn sạch sẽ. Rồi cỡ 15 – 20 ngày là rải vôi, phun thuốc khử trùng một lần, không để mầm bệnh có cơ hội phát triển, gây hại cho vật nuôi”.
Có thể thấy, ngày nay người dân trên địa bàn tỉnh đã ý thức cao, chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm để đạt hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi. Điều kiện thời tiết mưa bão xuất hiện thường xuyên như hiện nay là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm; đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo người dân cần quan tâm các giải pháp chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão để tăng sức đề kháng, chống chịu với tác động bất lợi của ngoại cảnh.
Ông Lâm Khánh Toàn, Trưởng phòng Quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho biết: Trong chăm sóc nuôi dưỡng, người dân cần bổ sung các vitamin và khoáng chất, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Nguồn nước uống của gia súc, gia cầm phải sạch và cần thường xuyên dọn dẹp chuồng trại, máng ăn uống của vật nuôi, định kỳ phun tiêu độc khử trùng. Bên cạnh tiêm phòng đầy đủ, bà con cần lưu ý kiểm tra sức khỏe của gia súc, gia cầm. Đặc biệt cần tuân thủ và áp dụng “5 không”: không giấu dịch; không bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh; không vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm bị bệnh; không ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh, chết hoặc không rõ nguồn gốc; không vứt xác gia súc, gia cầm ốm, chết ra ngoài môi trường xung quanh…
Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, về chuồng trại chăn nuôi mùa này cần đảm bảo khô ráo, sạch thoáng. Thực hiện tốt biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp với đặc tính của từng loại gia súc, gia cầm. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ trong và khu vực xung quanh chuồng nuôi, vệ sinh dụng cụ cho ăn của vật nuôi. Phun khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm. Ngoài ra, bà con cần chuẩn bị dự phòng một số thuốc thú y thiết yếu. Hơn hết, người chăn nuôi cần chủ động tiêm đầy đủ vắc-xin phòng bệnh; thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Cách ly kịp thời khi có biểu hiện bất thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết; không bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm bệnh, chết và chất thải của chúng ra xung quanh, tránh lây lan dịch bệnh…
KỲ ANH
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất