Chăn nuôi trâu bò là nghề truyền thống của nông dân Việt Nam. Chăn nuôi trâu bò ở nước ta mang tính kiêm dụng theo hướng khai thác sức kéo – phân bón -thịt. Thời gian gần đây, chăn nuôi trâu bò đang chuyển sang kiêm dụng thịt – phân bón – sức kéo và dần hình thành hướng chăn nuôi chuyên thịt (chủ yếu trên bò).
Hình minh họa
Thịt trâu bò là loại “thịt đỏ”, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Nhu cầu tiêu thụ loại thịt này ngày càng tăng nhưng hiện nay lượng thịt trâu bò sản xuất ra mới chỉ chiếm khoảng 7,5% trong cơ cấu các loại thịt gia súc, gia cầm cung cấp cho thị trường.
Để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi trâu bò, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp từ các giải pháp kỹ thuật (về giống, cải thiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y – phòng trừ dịch bệnh …) đến các giải pháp về cơ chế chính sách, về thị trường.
Trong chăn nuôi trâu bò có hai giải pháp kỹ thuật, đó là cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam và vỗ béo trâu bò trước khi giết thịt. Hai công nghệ này đang được áp dụng trong sản xuất thông qua các chương trình, dự án khuyến nông triển khai từ nhiều năm nay và đã được chứng minh có hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Chúng tôi trình bày dưới đây cách tính toán làm cơ sở kinh tế – kỹ thuật cho việc mở rộng quy mô áp dụng hai công nghệ này để nâng cao năng suất và giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trâu bò
1. Cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam
Bò Vàng Việt Nam (còn gọi là bò cóc, bò địa phương) có nhiều đặc tính quý như nhanh nhẹn, thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, chịu được kham khổ. Nhược điểm lớn nhất của bò Vàng Việt Nam là tầm vóc nhỏ bé, khối lượng thấp (khối lượng bình quân toàn đàn 160-200 kg), sản lượng sữa và thịt đều rất thấp. Từ gần 20 năm nay chúng ta đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò Vàng, làm tăng tỷ lệ bò lai bình quân 1%/năm. Hiện tỷ lệ đàn bò lai chiếm khoảng 35% tổng đàn và mục tiêu đến 2015 đạt 40%. Chúng ta càng tăng tỷ lệ đàn bò lai thì năng suất chăn nuôi và giá trị sản xuất của chăn nuôi bò thịt càng cao.
Ví dụ, nếu chúng ta đạt được mục tiêu đàn bò lai chiếm 40% (tăng 5% so với hiện nay) chúng ta sẽ có thêm: 5,7 triệu bò x 5% = 285.000 bê lai Zebu được sinh ra. Tỷ lệ nuôi sống số bê này đến 12 tháng tuổi là 80%, tức là còn 228.000 con. Nuôi đến giai đoạn giết thịt mỗi con bò này có khối lượng cao hơn bò Vàng Việt Nam trung bình 60 kg. Như vậy, sản lượng thịt bò hơi tăng thêm là: 228.000 con x 60 kg = 13.680 tấn và giá trị tính bằng tiền tăng thêm là: 13.680 tấn x 50.000 đồng/kg = 684 tỷ đồng. Còn nếu chúng ta đạt được tỷ lệ bò lai 45% (tăng 10% so với hiện nay) chúng ta sẽ có thêm 570.000 bê lai được sinh ra, có 456.000 con được nuôi sống đến 12 tháng tuổi và chúng ta sản xuất thêm 27.360 tấn thịt bò hơi, tương đương với 1.368 tỷ đồng.
Ngoài ý nghĩa làm tăng năng suất và giá trị chăn nuôi như tính toán, đàn bò lai Zebu còn phục vụ như một đàn bò nền để lai với các giống bò chuyên thịt ôn đới, tạo ra hệ thống sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao.
2. Vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịt
Hiện nay, chăn nuôi trâu bò chủ yếu theo phương thức quảng canh, tận dụng và ít đầu tư. Trâu bò giết thịt chủ yếu thuộc diện loại thải. Chúng ta cũng chưa có thói quen vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịt nên năng suất và chất lượng thịt không cao, giá trị chăn nuôi thấp.
Công nghệ vỗ béo trâu bò rất đơn giản, có thể áp dụng cho trâu bò loại thải (trâu bò già, hết khả năng cày kéo, sinh sản; bò cái hết khả năng vắt sữa) và cả trâu bò non hết giai đoạn nuôi lớn. Việc vỗ béo chẳng những làm tăng khối lượng cơ thể trâu bò (có thể đạt tăng trọng bình quân 700g/ngày) mà còn tạo ra sản phẩm thịt ngon hơn, chất lượng hơn. Bên cạnh đó, hiệu quả chăn nuôi và giá trị sản xuất chăn nuôi trâu bò tăng lên rõ rệt.
Theo khảo sát, hiện nay, mỗi năm nước ta giết thịt khoảng 200.000-220.000 con trâu, với tổng khối lượng hơi khoảng 57.000 – 60.000 tấn và 580.000 – 600.000 con bò, với tổng khối lượng hơi khoảng 120.000 – 125.000 tấn. Nếu được vỗ béo mỗi con sẽ tăng khối lượng thêm khoảng 15 kg/tháng. Thời gian vỗ béo có thể là 2 – 3 tháng, lượng thịt hơi và giá trị chăn nuôi sẽ thu được như sau:
+ Vỗ béo 02 tháng: 800.000 trâu bò x 15 kg/con/tháng x 2 tháng = 24.000 tấn. Với giá bán 50.000 đồng/kg chúng ta sẽ có thêm khoản tiền là 1.200 tỷ đồng
+ Vỗ béo 03 tháng: 800.000 trâu bò x 15 kg/con/tháng x 3 tháng = 36.000. Chúng ta sẽ có thêm khoản tiền là 1.800 tỷ đồng.
PQQ
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
- chăn nuôi bò thịt li>
- chăn nuôi trâu li>
- chăn nuôi bò li> ul>
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Cai sữa sớm trên heo con – chọn cách cho ăn phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi
- Hội chứng còi cọc do Circovirus và vắc xin Han-Circovac của HANVET
- Ảnh hưởng của 25-hydroxyvitamin D3 (Hao D) lên tăng trưởng và các thông số sinh hóa của xương ở heo con cai sữa được cho ăn khẩu phần thiếu canxi và phốt pho
- Khó khăn và giải pháp trong giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
- Môi trường mang thai của heo nái hậu bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não ở heo
Tin mới nhất
T4,06/11/2024
- Người nuôi gà ta thả vườn lại gặp khó
- Khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm đầu tiên của Bel Gà tại miền Bắc
- Công ty Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chủng vi khuẩn chiến lược – Sự phối hợp hoàn hảo là chìa khóa để thành công
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật: Thị trường đầy hứa hẹn
- Cân bằng các axit amin thiết yếu và không thiết yếu trong thức ăn cho gà thịt
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
- Các nguyên liệu thay thế trong thức ăn chăn nuôi: Lợi ích, chi phí và rủi ro
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
- Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ
- Mộng mắt (cherry eye) trên chó
- 6 phương pháp trị rận trên mèo hiệu quả
- Mèo bị chướng bụng, đầy hơi và cách chữa trị
- Suy giảm bạch cầu ở mèo
- Tỷ lệ thú cưng nhiễm ngoại kí sinh trùng ở Việt Nam tăng cao
- Xác định các biểu hiện triệu chứng của mèo mắc bệnh nấm da do Trichophyton spp. và đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Cai sữa sớm trên heo con – chọn cách cho ăn phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi
- Hội chứng còi cọc do Circovirus và vắc xin Han-Circovac của HANVET
- Ảnh hưởng của 25-hydroxyvitamin D3 (Hao D) lên tăng trưởng và các thông số sinh hóa của xương ở heo con cai sữa được cho ăn khẩu phần thiếu canxi và phốt pho
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- Ngày Trứng Thế giới năm 2024
- Khó khăn và giải pháp trong giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
- Chăn nuôi gà đẻ: Tác nhân gây bệnh từ thức ăn và các chiến lược giảm thiểu
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Một số kỹ thuật úm gà con
- Hàm lượng Arginine tối ưu trong khẩu phần ăn để tăng tăng trọng, miễn dịch cho gà thịt và nâng cao chất lượng thân thịt
- Ảnh hưởng của peptide tôm thủy phân lên năng suất và màu sắc gà ri Hải Phòng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất