Công nghệ sinh sản vật nuôi: Cần được đầu tư đúng mức! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Công nghệ sinh sản vật nuôi: Cần được đầu tư đúng mức!

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sinh sản là mấu chốt cho sự phát triển của đàn vật nuôi. Song, có một thực tế hiện nay ở nước ta, công nghệ sinh sản vật nuôi chưa được đầu tư đúng mức, thiếu bài bản, hiệu quả thấp.

    Công nghệ sinh sản vật nuôi: Cần được đầu tư đúng mức!

     

    Thành tựu của đàn vật nuôi Việt Nam

     

    GS – TS Nguyễn Xuân Trạch, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khẳng định: Sinh sản là đặc tính của mọi sinh vật, là cơ chế duy trì nòi giống. Trong chăn nuôi, sinh sản đóng vai trò vô cùng quan trọng trên nhiều khía cạnh. Nếu không có sinh sản thì không có tái sản xuất đàn, không có gia súc thương phẩm. Sinh sản cũng là cơ chế cải tiến di truyền, nâng cao giống vật nuôi, là tiền đề khai thác sữa cho gia súc cho sữa, công cụ của công tác giống hiện đại…

     

    Chính vì thế, đề tài sinh sản thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học, nhiều công nghệ trong lĩnh vực này ra đời như: cấy truyền phôi, tách tinh trùng giới tính…Nhờ đó, tốc độ tiến bộ di truyền tăng và năng suất trên gia súc đã tăng lên. Sinh sản cũng là mối giao thoa chung giữa chăn nuôi và thú y.

     

    Theo TS Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng: Sinh sản là mấu chốt cho sự phát triển đàn vật nuôi của nước ta. Hiện nay, nước ta đang sở hữu các giống lợn có chất lượng tốt của thế giới như Landrace, Yorkshine, Duroc,… và nhiều tổ hợp lai các nước được nhập về Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều công thức lai giống lợn chọn lọc lai hai máu, ba máu, bốn máu cũng được ra đời, phù hợp với từng đối tượng.

     

    Giống gia cầm nước ta đa dạng và có nhiều chủng loại, có xu hướng xoay chuyển về trục gia cầm nhanh. Nếu như trước kia, tỷ lệ gà lông trắng – màu là 50 – 50 thì năm 2016 tỷ lệ này là 75 – 25, đến năm 2017 đạt đến xấp xỉ 80 – 20. Chúng ta tạo được nhiều giống gia cầm mới phù hợp với điều kiện chăn nuôi có chỉ số sinh sản, xuất chuồng tốt.

     

    Hiện nay, năng suất đàn bò sữa của nước ta đã đạt 5,4 – 5,5 tấn/chu kì sữa, cao hơn của Trung Quốc và Thái Lan. Đối với bò thịt với nhiều giống tốt như Draught Master, Red Angus cũng được nhập về nước ta khá nhiều. Nhiều giống trâu, bò bản địa được các địa phương khuyến khích và hợp tác với nhiều viện nghiên cứu để phát triển đàn vật nuôi bản địa mang lại giá trị cao.

     

    Ngành chăn nuôi đã làm chủ được công nghệ tinh đông lạnh và nhập các thiết bị của nhiều nước tiên tiến để sản xuất…Ứng dụng thành công tinh phân ly giới tính và cấy truyền phôi vào ngành chăn nuôi đạt được những kết quả đáng khích lệ.

     

    Năng suất sinh sản thấp

     

    Cục trưởng Cục chăn nuôi Hoàng Thanh Vân cũng thừa nhận: Năng suất sinh sản của nước ta so với các nước trong khu vực và thế giới là rất thấp. Ở nước ta, năng suất đàn lợn nái chỉ đạt 17 – 18 con cai sữa/nái/năm. Trong khi đó, các nước trên thế giới như Mỹ, Đan Mạch đạt từ 24 – 26 con/năm. Tất nhiên, trong vài khu vực trại của một số công ty có năng suất khá nhưng không đồng đều.

     

    Năng suất sữa nước ta có tăng lên nhưng còn bấp bênh. Năng suất thịt cũng thấp hơn và đặc biệt giá thành sản phẩm cao hơn, có sản phẩm cao hơn từ 25 – 30%, tính cạnh tranh không cao.

     

    Công tác giống còn chậm đổi mới. Nói chung, có những tiến bộ nhưng nếu nhìn nhận khách quan mà đánh giá, việc đưa giống mới cũng như cải thiện tính đồng bộ trong công tác giống còn yếu, kể cả quản lý, lai tạo kĩ thuật. Quản lý sản xuất còn yếu, lại chưa có sự liên kết theo chuỗi nên chăn nuôi dễ tổn thương một khi có biến cố dù nhỏ. Đầu tư cho khoa học công nghệ còn hạn chế, cách triển khai nghiên cứu và ứng dụng làm khó cho người nghiên cứu và triển khai.

     

    Vì thế, ông Hoàng Thanh Vân cho rằng: Giống là khâu đột phá đối với ngành chăn nuôi của Việt Nam. Làm tốt công tác về giống, nâng cao năng suất chất lượng giống sẽ làm lợi cho ngành chăn nuôi và đất nước hàng chục nghìn tỉ đồng. Đơn cử, nhờ giống tốt, mỗi con bò tăng năng suất mỗi tháng 5kg thì mỗi năm làm lợi khoảng 200.000 tấn thịt bò hơi. Như vậy, giống chính là công tác quan trọng và cần thiết phải có những nghiên cứu đột phá để ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.

     

    Chưa được đầu tư đúng mức

     

    Theo TS Bùi Xuân Nguyên, Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học Việt Nam cho rằng: Hiện tại, chúng ta có nhiều công ty chăn nuôi lớn nhưng lại chưa khai thác được hết khả năng của họ để ủng hộ công nghệ sinh sản. Các công ty lớn đã có chú ý đến sinh sản vật nuôi nhưng nó chưa phải là ưu tiên của họ. Doanh nghiệp phát triển chăn nuôi bò thịt nhanh chủ yếu là bằng vỗ béo, sau 3 tháng tăng 3 tạ thịt, mang nhiều lợi nhuận vì nó có lợi hơn cải tiến tiến bộ di truyền. Thực tế, trong việc áp dụng KHKT sinh sản vào chăn nuôi, doanh nghiệp Việt Nam chưa xứng tầm với công nghệ sinh sản hiện đại.

     

    Nhà nước có nhiều đề tài nghiên cứu về sinh sản nhưng đi đến tận cùng theo tính chất chiến lược nông nghiệp hay cải tiến sinh sản thì vẫn chưa hình thành, chưa khuyến khích các doanh nghiệp chăn nuôi áp dụng.

     

    “Cần nâng cao trách nhiệm ràng buộc, doanh nghiệp xin được mấy nghìn ha nhưng thực chất họ chỉ mua bò vỗ béo mà không đầu tư công nghệ sinh sản, ràng buộc trách nhiệm chưa đầy đủ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển bền vững công nghệ sinh sản lâu dài cũng như gắn kết được các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và cơ sở nghiên cứu trong việc phát triển công nghệ sinh sản”, TS Nguyên nhấn mạnh.

     

    Mặc dù đã được nghiên cứu, cập nhật, hoàn chỉnh và thử nghiệm thành công ở các mô hình khác nhau, song việc ứng dụng công nghệ sinh sản ở Việt Nam vẫn chưa được triển khai ở quy mô cần thiết. Đó cũng là tình trạng chung đối với các nước đang phát triển với đặc trưng về cách thức chăn nuôi quảng canh nhỏ lẻ, thiếu sự can thiệp đầu tư của nhà nước trong giai đoạn hậu đề tài.

     

    Đầu tư của nhà nước ở góc độ chiến lược và sự tham gia của cلc doanh nghiệp lớn có tính chất quyết định để công tác sinh sản vượt qua các hạn chế trên. Sự phát triển của hệ thống ONBS (Hệ thống nhân giống mở) và IVP (Tạo phôi ống nghiệm) và tác động của nó trong ngành chăn nuôi gia súc ở Brazil là một ví dụ sinh động về vai trò của nhà nước và doanh nghiệp đối với công nghệ sinh sản trên động vật. Bắt đầu từ năm 1994, một chương trىnh chọn lọc đời sau thông qua hệ thống MOET (Công nghệ thế hệ mới như gây rụng trứng nhiều và cấy phôi – ONBS (được bắt đầu triển khai ở Brazil. Với sự hỗ trợ của các trung tâm thụ tinh nhân tạo và cấy phôi, các phòng thí nghiệm thụ tinh ống nghiệm, hệ thống bê giống của Brazil được hình thành với quy mô tạo đàn hạt nhân thay thế từ 15.000 bê con giống/năm và 450.000 bê con hậu bị/năm.

     

    Mô hình chọn lọc nhân giống qua Hệ thống nhân giống mở ONBS kết hợp thụ tinh nhân tạo và công nghệ phôi đã được Hodges đề xuất từ những năm 1990. Với quy mô đàn hạt nhân 200 con và 500 ca cấy phôi đã được tính toán để đạt tiến độ di truyền từ 1,8 – 2% mỗi năm. Lợi thế của hệ thống này đối với các nước đang phát triển có thể triển khai áp dụng là có thể triển khai áp dụng mô hình mức đầu tư hợp lý nhưng vẫn tạo ra được khả năng lan tỏa ảnh hưởng di truyền và kinh tế ở quy mô lớn, bao gồm các trang trại nhỏ – thành phần quan trọng trong chăn nuôi ở các nước ở các nước phát triển.

     

    Việc áp dụng mô hình này là điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi công nghệ cao ở Việt Nam. Từ những năm 1990, hệ thống ONBS – MOET thích nghi điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam đã được đề cập trong khuôn khổ các chương trình chuyển giao công nghệ của FAO. Mạng lưới Thụ tinh nhân tạo và thú y được xây dựng đến cấp thôn xã, hệ thống giao thông, liên lạc vô tuyến và tiềm lực mạnh về công nghệ thông tin, sự chênh lệch cao về mặt bằng lãi suất là những thuận lợi cơ bản để nhà nước có chiến lược phát triển các các hoạt động này và huy động được trách nhiệm đầu tư của các công ty chăn nuôi và sản xuất thịt quy mô lớn như Vinamilk, TH Milk. Việc triển khai hệ thống sinh sản công nghệ cao cũng là nhu cầu cần thiết để bảo tồn và khai thác nguồn gen đa dạng sinh học đối với các giống động vật bản địa như bò tót, bò H’Mông, lợn bản.

     

    Nguyễn Huệ

    Theo PGS-TS Nguyễn Tấn Anh, Hội Chăn nuôi Việt Nam: Một vài công nghệ sinh sản đều mang lại lợi ích thiết thực cho khoa học và sản xuất. Tuy nhiên, các kỹ thuật này ở nước ta hiện đang dừng ở mức nghiên cứu hoặc thử nghiệm, vẫn chưa được áp dụng đại trà vì nhiều lí do: thiếu kinh phí, thiếu trang thiết bị, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên – chuyên viên chuyên nghiệp có tay nghề cao, thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn cùng chí hướng… Hy vọng, khu công nghệ cao của nước ta sẽ làm đầu mối tập hợp được tinh hoa trí tuệ và tay nghề về công nghệ sinh sản, phát huy tiềm năng và mang lại lợi ích to lớn.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.