[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, hoạt động nuôi động vật hoang dã nhằm mục đích thương mại là một trong những ngành nghề mang lại lợi nhuận, thu hút sự quan tâm, đầu tư của nhiều nông dân trên cả nước. Nhằm đảm bảo an ninh sinh học tại các trang trại gây nuôi động vật hoang dã, nhiều khuyến nghị chính sách và hướng dẫn kỹ thuật đã được xây dựng và sẵn sàng thực hiện…
“Một sức khỏe” nhằm vào động vật hoang dã
Theo Cục Kiểm lâm, hiện trên cả nước có khoảng 8.600 cơ sở, trang trại nuôi động vật hoang dã với 2,5 triệu cá thể. Đã có khoảng 300 loài động vật hoang được chăn nuôi với mục đích thương mại, trong đó những loài được nuôi nhiều như: hươu, rắn, nhím, lợn rừng, chồn hương, cầy, dúi, cá sấu, đà điểu…
Hoạt động gây nuôi động vật hoang dã hiện nay phần lớn mang tính chất tự phát, với quy mô nhỏ lẻ. Chăn nuôi trong hộ gia đình, cá nhân chiếm trên 90% tổng số cơ sở nuôi động vật hoang dã. Một số hộ gây nuôi động vật hoang dã loài thông thường như dúi, nhím, hươu sao… đã đạt được một số kết quả nhất định, bước đầu góp phần trong việc bảo tồn và phát triển loài, tạo sinh kế, cải thiện thu nhập kinh tế của hộ gia đình phần nào hạn chế được áp lực khai thác, săn bắt, sử dụng động vật hoang dã từ tự nhiên.
Nhiều hộ chăn nuôi đã tuân thủ các quy định của nhà nước, đã thông báo về việc gây nuôi động vật rừng thông thường cho cơ quan có thẩm quyền, được cấp mã số cơ sở nuôi động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Chuồng trại xây dựng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của từng loài, đảm bảo điều kiện an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh môi trường và phòng ngừa dịch bệnh. Các hộ cũng đã biết lập sổ nhât ký theo dõi hoạt động nuôi, ghi chép đầy đủ số lượng cá thể tăng, giảm đàn có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm và hồ sơ nguồn gốc động vật hoang dã đầy đủ, hợp pháp.
Mặc dù thể hiện được sự hiệu quả trong thực tiễn, nhưng nhiều chuyên gia đã đánh giá nuôi thương mại động vật hoang dã cũng có thể làm tăng nhu cầu các sản phẩm này, gây thêm áp lực lên các quần thể hoang dã, gây ra các mối đe dọa đáng kể đối với sự tồn tại của các loài động vật hoang dã tự nhiên. Mặt khác, nuôi thương mại động vật hoang dã đang tiềm ẩn nguy cơ truyền nhiễm bệnh từ động vật hoang dã sang người. Phần lớn người chăn nuôi vẫn thiếu kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho động vật hoang dã phòng chống bệnh truyền nhiễm từ động vật hoang dã sang người. Thiếu bác sĩ thú y có trình độ chuyên môn sâu về các bệnh trên động vật hoang dã.
Rất nhiều cơ sở nuôi nhỏ lẻ, tính tự phát, chuồng trại nuôi không ổn định, không theo tiêu chuẩn, thiếu vốn, phụ thuộc vào thị trường. Đa số cơ sở nuôi động vật hoang dã được người dân nuôi trong khuôn viên của gia đình, trong khu dân cư trong khi nhiều loài có khả năng gây nguy hiểm cho người như: hổ, gấu, cá sấu, rắn hổ mang, rắn hổ mang chúa, trăn…
Ngày19/12/2023 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua Ban thư ký đối tác Một sức khỏe phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đồng chủ trì Hội thảo: Nâng cao nhận thức về phương pháp tiếp cận Một sức khỏe nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh lây truyền từ động vật sang người phát sinh từ gây nuôi động vật hoang dã và tổng kết Dự án “Giảm thiểu rủi ro sức khỏe phát sinh từ thương mại động vật hoang dã ở Việt Nam”. Hội thảo với sự tham gia của 3 Bộ đồng chủ trì khung đối tác Một sức khỏe (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Y tế; Bộ Tài nguyên và Môi trường), các tổ chức quốc tế và đại diện của Chi cục Thú y; Kiểm lâm của 19 tỉnh thành trong cả nước.
Ông Vũ Thanh Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Việt Nam đã thành lập Đối tác Một Sức khỏe vào năm 2016 với mục tiêu chung: “Giảm thiểu rủi ro về bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người và các tác nhân môi trường cũng như tình trạng kháng kháng sinh bằng cách cải thiện hợp tác đa ngành theo cách tiếp cận Một Sức khỏe”. Một kế hoạch tổng thể mới cho khung Đối tác Một sức khỏe đối với các bệnh lây truyền từ động vật sang người đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cho giai đoạn 2021-2025, với sự hỗ trợ của 28 đối tác phát triển, trong đó có Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam.
Ông Vũ Thanh Liêm phát biểu
Dự án “Giảm thiểu rủi ro sức khỏe phát sinh từ thương mại động vật hoang dã ở Việt Nam” là một phần của dự án toàn cầu hỗ trợ “Liên minh quốc tế chống lại rủi ro về sức khỏe trong thương mại động vật hoang dã” do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ) ủy quyền và được Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn hạt nhân CHLB Đức (BMUV) hỗ trợ.
“Đây là một Dự án quy mô nhỏ, nhưng xử lý và hỗ trợ tốt một số những nhiệm vụ mà mục tiêu phòng chống đại dịch, cụ thể là giảm thiểu rủi ro sức khỏe phát sinh từ thương mại động vật hoang dã ở Việt Nam. Việc phối hợp tổ chức thực hiện tôn trọng quy định nội luật của hai bên, để cùng nhau thực hiện các cam kết quốc gia, ngành và quốc tế”, ông Liêm nói.
Khuyến nghị hành lang quản lý nuôi động vật hoang dã
Theo ông Vũ Thanh Liêm, trong quá trình thực hiện dự án, các cơ quan kỹ thuật tham gia trực tiếp thông qua vai trò điều phối của Ban thư ký: Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES, thực hiện các nhiệm vụ về lồng ghép và hỗ trợ trong các nhiệm vụ kiện toàn các văn bản pháp luật liên quan. Cục Thú y rà soát các hoạt động tập huấn, đào tạo liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh trên động vật của Cục Thú y, từ đó, xây dựng khuyến nghị cho việc quản lý hoạt động gây nuôi động vật hoang dã.
Để thúc đẩy việc lồng ghép các biện pháp an ninh sinh học áp dụng tại các trang trại gây nuôi động vật hoang dã trong khung pháp lý, dự án hỗ trợ sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP về quản lý các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực hiện Công ước quốc tế về thương mại các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Dựa vào các đề xuất từ Dự án, Nghị định sửa đổi sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện thêm và dự kiến sẽ được thông qua vào năm 2024.
Bà Anja Barth, Cố vấn trưởng Dự án, GIZ, cho hay những cán bộ thường tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã có nguy cơ nhiễm các căn bệnh lây truyền từ động vật sang người, như nhân viên tại các trang trại động vật hoang dã và cơ quan kiểm định những trang trại này, đang phải đối mặt với rủi ro cao nhất và do đó cần có thông tin đầy đủ và chất lượng để có thể tự bảo vệ bản thân và cộng đồng tối đa. Họ đồng thời cũng là đội ngũ giúp tất cả chúng ta xử lý và chăm sóc động vật hoang dã một cách có trách nhiệm, đảm bảo phúc lợi động vật và phòng tránh rủi ro lây nhiễm từ động vật sang người.
Ông Oemar Idoe, Trưởng khối các dự án môi trường, khí hậu và nông nghiệp, GIZ Việt Nam cho biết Dự án “Giảm thiểu rủi ro sức khỏe phát sinh từ thương mại động vật hoang dã” được thực hiện tại Việt Nam trong thời gian từ 6/2021 – 12/2023, với 3 hợp phần. Hợp phần 1 “Hỗ trợ cải thiện hệ thống chính sách”, đã tiến hành phân tích và rà soát hệ thống pháp lý, đối chiếu tình hình thực tế. Kết quả đã chỉ ra rằng, tại Việt Nam vẫn thiếu hướng dẫn và tiêu chuẩn chi tiết về gây nuôi động vật hoang dã, trách nhiệm phòng chống dịch bệnh từ động vật hoang dã tại cơ sở nuôi động vật hoang dã chưa rõ ràng. Hiện không có các hình phạt cụ thể đối với những trường hợp không tuân thủ biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ hợp pháp hóa động vật săn bắt trái phép qua trang trại gây nuôi do không có hệ thống đánh dấu động vật. Việc chia sẻ thông tin về các trang trại động vật hoang dã đã đăng ký còn hạn chế giữa Chi cục Kiểm lâm – nơi đăng ký trang trại và Chi cục chăn nuôi và thú y – cơ quan có thể giám sát các biện pháp an ninh sinh học. Kinh nghiệm điều trị bệnh truyền nhiễm trên động vật hoang dã của bác sĩ thú y còn hạn chế.
Ông Oemar Idoe phát biểu.
Hợp phần 2 hướng tới củng cố cơ sở cho việc quản lý gây nuôi động vật hoang dã. Từ kết quả nghiên cứu, các chuyên gia khuyến nghị cần xây dựng kế hoạch đào tạo về kiểm soát dịch bệnh trong động vật hoang dã được nuôi ở Việt Nam, bao gồm phương pháp nuôi, thời gian, nguồn lực… Cần có tài liệu đào tạo chuyên biệt về các quy trình liên quan đến dịch tễ học, phòng thí nghiệm, an ninh sinh học cho các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã. Các biện pháp an ninh sinh học có thể được chia thành 7 nhóm: quản lý trang trại, quản lý chất thải, quản lý thức ăn, thú y, quản lý động vật, vận chuyển, và an toàn và năng lực của nhân viên trang trại.
Hợp phần 3 “Nâng cao nhận thức, chuyển giao kiến thức và truyền thông”, Dự án đã xây dựng bộ tài liệu hình ảnh và video, xây dựng bản tóm tắt chính sách, phát triển các tài liệu truyền thông, tham gia vào các diễn đàn khác nhau để phổ biến thông tin về nuôi động vật hoang dã.
Chu Khôi
- nuôi động vật hoang dã li>
- đảm bảo an toàn sinh học li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất