Là giống gà xuất hiện trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và tưởng chừng chỉ sống ở các tỉnh phía Bắc, nhưng gà chín cựa lần đầu tiên bén duyên đất Huế. Một trại gà hơn 50 con được chủ nhân dày công chăm sóc mang lại hiệu quả cao về kinh tế lẫn du lịch.
Những chú gà con chín cựa được ấp nở thành công
Ngày giáp tết, trại gà chín cựa duy nhất trên đất Huế tại Hue Lotus Homestay (78 Minh Mạng, TP. Huế) thu hút khá đông du khách đến tham quan.
Anh Dương Quang Quốc Dũng, chủ nhân của Hue Lotus Homestay mở cửa trại, hàng chục con gà nhiều cựa lập tức bay ra tìm bới thức ăn. Cạnh bên là những chú gà con vừa được ấp nở thành công. Tại đây, có bảng chỉ dẫn để du khách tham quan loại gà độc đáo này.
Những năm gần đây, tại các tỉnh phía Bắc, gà chín cựa được nhiều người dân lùng sục tìm mua trong những ngày giáp tết để cúng tổ tiên với hy vọng cầu tài cầu lộc, mang lại bình an cho gia đình trong dịp năm mới.
Không biết xuất hiện tự bao giờ, song nhiều người cho rằng xuất phát của những giống gà này là từ đất tổ Phú Thọ. Người dân nơi đây nuôi gà ở ở khu vực có khí hậu mát mẻ, phù hợp với sự phát triển của giống gia cầm này.
Tưởng chừng thời tiết Huế khắc nghiệt khiến giống gà này khó sống. Song, bằng niềm đam mê của mình, hơn 1 năm trước, anh Dũng mạnh dạn nhập nguồn trứng giống gà chín cựa từ Phú Thọ, dùng máy ấp trứng ấp nở ra những chú gà trên vùng đất khí hậu không phải lý tưởng để loại gia cầm này sinh sống. Đến nay, anh Dũng đã thành công với đàn gà gần 50 con đang trong độ tuổi có thể xuất chuồng.
Theo anh Dũng, để nuôi được gà chín cựa, người nuôi phải đặt nhiều tâm huyết của mình vào từng quả trứng giống. Trứng phải được chăm sóc kỹ lưỡng, kiểm tra dịch bệnh trước khi đưa vào lò ấp. Chuồng gà phải dùng đệm lót sinh học, khử mùi và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
”Để nuôi được loại loại gà này phải tuân thủ nguyên tắc “ăn sạch, uống sạch, ở sạch”. Trước tiên, chuồng trại phải vệ sinh hàng ngày để chân gà không bao giờ dính phân, nếu chân dính phân, gà sẽ nhiễm bệnh. Hàng tuần cho gà uống thuốc cảm cúm bởi loại gia cầm này có nguồn gốc ở một vùng núi cao nên khi sống ở vùng đồng bằng rất nhạy cảm với thời tiết. Nếu chăm nuôi cẩn thận, gà chín cựa có thể sống đến 10 năm. Ngày thường, gà có giá khoảng 300-400 nghìn đồng/kg. Vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương và ngày lễ tết, gà được nhiều người tìm mua nên giá trị lớn, khoảng 500-600 nghìn/kg. Tết Cổ truyền, nhiều người dân lùng sục tìm mua một cặp gà trống mái với 6 cựa và 8 cựa để cúng tổ tiên với mong muốn phát lộc”, anh Dũng chia sẻ.
Gà chín cựa chính thức “bén duyên” đất Huế
Hiện, trại gà chín cựa là một trong những sản phẩm du lịch tại Hue Lotus Homestay. Tham quan tại khu vực nuôi gà chín cựa của anh Dũng, nhiều du khách tò mò, thích thú bởi lần đầu tiên tận thấy giống gà tưởng chừng chỉ có trong sách vở. “Rất thú vị khi tận mắt nhìn thấy những con gà chín cựa. Trước đây, mình chỉ nghe loại gà này là một trong những sính lễ nhà vua đặt ra trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và không nghĩ loại gia cầm này có thật. Khi đến tham quan tại Hue Lotus Homestay, mình được chủ nhân giới thiệu về lịch sử và phương pháp nuôi loại gà độc đáo này”, Trương Thị Ly (TP. Huế) chia sẻ.
Vào những ngày tết, ở nhiều địa phương, gà chín cựa được người dân lùng sục tìm mua dâng cúng tổ tiên, cầu mong một năm mùa màng tươi tốt. Từ sự thử nghiệm của anh Dương Quang Quốc Dũng, gà chín cựa chính thức thích nghi, phát triển tốt tại Huế dẫu các công đoạn chăm sóc khá phực tạp. Tết này, Huế có thêm một giống gà quý hiếm, đi ra từ truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. “Sắp tới, chúng tôi sẽ phát triển gà chín cựa trong lĩnh chăn nuôi lẫn du lịch, để du khách trải nghiệm thêm một sản phẩm du lịch đó là món ăn “Cơm quan, gà chín cựa””, anh Dũng bày tỏ.
L.Thọ
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế
- gà chín cựa li>
- nuôi gà chín cựa li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất