Nếu trước đây thương lái đổi “hộ khẩu” cho heo từ tỉnh bị bệnh dịch tả heo châu Phi (DTHCP) sang tỉnh chưa bị dịch, thì nay cũng chiêu trò đổi “hộ khẩu, thương lái mua heo từ trang trại chưa bị bệnh DTHCP và khi đã có giấy tờ kiểm dịch an toàn, thương lái sẽ đổi đàn heo khỏe mới mua bằng đàn heo bệnh rồi chở đi tiêu thụ.
Từ lộ trình, thời gian…
Để tránh tình trạng heo bị DTHCP chở đi tiêu thụ, nhân viên thú y các tỉnh đã tăng cường giám sát vận chuyển heo từ các tỉnh, thành trong vùng dịch, đặc biệt kiểm soát kỹ heo bị đổi “hộ khẩu”. Nhận định vấn đề này, đại diện Chi cục Thú y vùng IV (Cục Thú y) cho biết, vòng niêm phong xe chở heo có mã số trùng khớp với mã số trên giấy kiểm dịch. Thêm nữa, giấy kiểm dịch chỉ được sử dụng trong ngày nên rất khó xảy ra đổi “hộ khẩu” cho heo. Đối với các địa phương có thêm vòng truy xuất nguồn gốc.
Tương tự, đại diện lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TPHCM khẳng định, xe chở heo vào thành phố được kiểm tra quy trình rất nghiêm ngặt. Nhân viên thú y sẽ xem lộ trình di chuyển có hợp lý, giữa thời gian xuất chuồng và thời gian đến TPHCM để tiêu thụ. Ví dụ, xe chở heo từ TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đi vào TPHCM, nếu đi chậm nhất cũng khoảng 2 giờ. Nếu xe đổi “hộ khẩu” heo trên đường di chuyển cũng phải tốn thêm thời gian. Do đó, xe đi với lộ trình thời gian nhiều hơn 2 giờ phải lưu ý kiểm tra kỹ hơn.
Nhân viên kiểm tra lộ trình thời gian hợp lý để tránh việc heo đổi “hộ khẩu”
Trước tình hình diễn biến DTHCP ngày càng phức tạp, cuối tháng 5-2019, Bộ NN-PTNT đã ban hành công văn 3708/HD-BNN-TY hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ, tiêu thụ sản phẩm nhằm giảm áp lực về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh; từ đó giảm số lượng heo bệnh phải tiêu hủy, góp phần giảm thiểu tổn thất về kinh tế và ô nhiễm môi trường. Đối với heo xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTHCP trước khi vận chuyển đến cơ sở giết mổ. Cơ sở thu gom được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần thu gom; chất thải, nước thải được xử lý bảo đảm không lây lan mầm bệnh.
…đến nhân viên và thức ăn
Khi công văn 3708 ra đời, nhiều trang trại lớn gặp khó khăn do trước khi heo xuất khỏi trại đều đã xét nghiệm bệnh DTHCP. Nếu theo công văn 3708 của Bộ NN-PTNT, heo từ trang trại đến cơ sở thu mua, cuối cùng là cơ sở giết mổ cần phải xét nghiệm 2 lần. Song một quy trình xét nghiệm cũng phải tốn thời gian từ 7-8 giờ. Vậy khi đến cơ sở thu mua phải giữ heo thêm một ngày nữa. Tuy nhiên, các cơ sở thu mua thường không có chuồng trại để lưu heo lại, cũng như không thể tiêu độc khử trùng thường xuyên. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh DTHCP. Tại sao các trang trại cần phải qua cơ sở thu mua? Ông Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Chăn nuôi CP Việt Nam, lý giải là nhằm tăng cường an toàn sinh học đối với phương tiện vận chuyển. Quy trình vận chuyển phải tách biệt rõ ràng: từ trang trại đến cơ sở thu mua là một xe, từ cơ sở thu mua đến cơ sở giết mổ phải là một xe khác.
Theo các chuyên gia, bệnh DTHCP chưa có vaccine khống chế, do đó, các trang trại chăn nuôi phải nâng cấp theo quy mô chuồng kín là phương pháp phòng ngừa an toàn hiệu quả nhất. Ông Lê Xuân Huy cho biết công ty đang thực hiện tiêu chí “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Đối với người từ bên ngoài muốn vào trại phải được cách ly 4 ngày. Heo được nuôi trong chuồng kín, hệ thống làm lạnh và phun thuốc sát trùng thường xuyên theo dạng phun sương tự động. Hệ thống lọc không khí tự nhiên và chuồng được rào lại bằng lưới chống côn trùng. Công ty phân thành từng khu nuôi như heo nái, heo nái nuôi con, heo thịt… và người nuôi không được tự ý đi từ khu này qua khu khác. Phương pháp phòng ngừa toàn sinh học cần phải cách ly càng nhiều giai đoạn càng tốt. Con người, phương tiện vào trại phải qua nhiều giai đoạn tiêu độc khử trùng để tránh trường hợp côn trùng, phân heo, thức ăn thừa… có mầm bệnh DTHCP đi theo vào trại. Không chỉ chăn nuôi, đại diện Công ty CP GreenFeed Việt Nam nhận định, ngoài phòng ngừa an toàn sinh học, công ty thường xuyên xét nghiệm virus bệnh DTHCP trong thức ăn chăn nuôi nhằm đảm bảo an toàn cung cấp cho trang trại, trung tâm giống và nhà máy giết mổ. Đặc biệt, xét nghiệm kỹ trại heo thương phẩm – đầu mối cung cấp thịt heo cho thị trường.
THANH HẢI
Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng
UBND TPHCM vừa có văn bản chỉ đạo các sở ngành, địa phương và đơn vị cần xác định nhiệm vụ phòng chống, khống chế bệnh DTHCP là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ tất cả giải pháp trong phòng chống DTHCP. Thường xuyên phát loa nhắc nhở người chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn sinh học; khuyến cáo chưa nên tái đàn, nếu muốn phải liên hệ Chi cục Chăn nuôi – Thú y TP để được xem xét, hướng dẫn thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra giám sát, không để xảy ra tình trạng giết mổ lậu; xử lý nghiêm đối tượng vi phạm có hành vi khiêu khích, chống đối người thi hành nhiệm vụ; kiểm tra chặt các chợ truyền thống, chợ tự phát, chợ tạm không có ban quản lý; xử lý triệt để hành vi kinh doanh thịt không rõ nguồn gốc. Duy trì các chốt kiểm dịch tạm, kiểm tra chặt việc vận chuyển gia súc trên các tuyến đường lớn, nhỏ nhằm ngăn chặn nguy cơ mầm bệnh xâm nhiễm. Với huyện Bình Chánh, nghiên cứu thêm các tuyến đường có khả năng vận chuyển heo từ các tỉnh miền Tây về TP để có biện pháp kiểm soát chặt. Tiếp tục rà soát, thống kê hộ sử dụng thức ăn thừa; cập nhật các hộ nuôi heo rừng, heo rừng lai, kể cả các đơn vị lực lượng vũ trang quân đội, công an.
Chủ động đủ lực lượng, thuốc sát trùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, địa điểm chôn lấp để xứ lý kịp nếu xảy ra bệnh DTHCP; thiết lập nhóm chia sẻ thông tin qua ứng dụng công nghệ thông tin. Rút kinh nghiệm các đợt phòng chống dịch để chủ động phát hiện nhanh, thông tin kịp thời có biện pháp phòng chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra trên vật nuôi…
CÔNG PHIÊN
- chống dịch tả lợn châu Phi li>
- Giám sát đàn heo li>
- đổi hộ khẩu li> ul>
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
Tin mới nhất
T3,14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất