Những năm qua, giáo dân Mai Văn Trường nổi tiếng ở xã Nam Lộc (Nam Đàn) là gương làm kinh tế giỏi vì nuôi dê cỏ hiệu quả, mỗi năm cho lãi hàng trăm triệu đồng.
Anh Mai Văn Trường cho biết, nhà anh nuôi dê đã 15 năm nay. Lúc đầu chỉ nuôi 5 – 7 con, phần vì vợ chồng mới cưới ra ở riêng còn khó khăn chưa có vốn, phần vì chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi. Sau thấy nuôi dê có lãi, đầu tư công sức và thức ăn không nhiều, sản phẩm tiêu thụ nhanh nên gia đình mạnh dạn tăng dần số lượng dê lên đến 100 con.
Mô hình nuôi dê của vợ chồng anh Trường là kiểu nuôi nhốt. Chuồng trại được xây dựng quy củ, đóng giàn chuồng cao ráo, thoáng mát. Một dãy chuồng dài được chia thành 4 ngăn, có sân phía trước; mỗi ô sân được khép kín bằng lưới thép B40 và được lợp bằng lá chuối khô. Số dê trong chuồng thường xuyên duy trì khoảng 100 con, chia đều cho 4 ngăn.
Dê được nuôi nhốt trong những chuồng gỗ cao ráo, sạch sẽ. Ảnh: Huy Thư
Theo anh Trường, khống chế số lượng và nuôi theo ngăn, theo lứa như vậy để dễ theo dõi và chăm sóc, lúc mua, bán cũng thuận tiện. Chi phí phải bỏ ra lần đầu tiên là hàng trăm triệu đồng, sau đó cứ mua – bán luân phiên.
Do nuôi nhốt nên gia đình anh Trường đã dùng 8 sào đất hoa màu để trồng cỏ làm thức ăn cho dê. Một nửa diện tích này ở xã Nam Lộc, nửa còn lại phải thuê đất ở xã Nam Tân. “Cỏ có nhiều loại, không nên cắt một loại cỏ trong nhiều ngày sẽ gây ngán cho dê. Thường thì cho dê ăn ngày 2 lần sáng và chiều, kéo dài qua đêm. Ngoài cỏ dê còn được cho ăn thêm cám, ngô và các loại lá cây khác…” – anh Trường chia sẻ.
Khó khăn nhất trong việc nuôi dê theo anh Trường là khâu chữa bệnh, cần biết phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.
Hàng ngày, dê được dạo chơi trong khoảng đất trống riêng biệt. Ảnh: Huy Thư
Là người siêng năng, chịu khó, anh luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao kiến thức trong việc chăn nuôi dê. Hiện anh là “thầy thuốc” trị bệnh mát tay cho đàn dê nhà, tự “thăm khám” tiêm thuốc cho dê khi mắc bệnh. “Nếu nuôi dê mà không nắm bắt được một số bệnh thông thường, không biết để xử lý khi dê mắc bệnh sẽ thất bại” – anh Trường cho biết.
15 năm nuôi dê, tiếng tăm của vợ chồng anh Trường không chỉ nổi ở Nam Đàn mà còn lan sang các huyện lân cận. Sản phẩm chăn nuôi của vợ chồng anh không phải đem đi bán mà các lò mổ, quán thịt dê ở Nam Đàn, TP. Vinh và lái buôn đến mua tại nhà. Cứ 4 tháng anh xuất một lứa dê với trọng lượng từ 25 – 33 kg/con; giá dê hơi hiện tại từ 135.000 – 140.000 đồng/kg; nguồn giống là dê cỏ thu mua ở các xã quanh vùng.
Hai vợ chồng anh Trường đang tiêm thuốc cho dê. Theo anh Trường, nếu nuôi dê mà không nắm bắt được một số bệnh thông thường, không biết để xử lý khi dê mắc bệnh sẽ thất bại. Ảnh: Huy Thư
Anh Trường cho biết, thường thì xuất bán theo ngăn, bán ngăn nào sẽ mua đủ dê giống ngăn đó; mỗi lứa dê trừ chi phí lãi ròng gần 100 triệu đồng. Mỗi năm gia đình anh thu nhập từ dê khoảng 300 trăm triệu đồng.
Anh Nguyễn Khắc Hương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Lộc nhận xét: “Anh Mai Văn Trường là người có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi dê, dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư. Những năm qua, mô hình nuôi dê của nhà anh Trường đã khẳng định tính hiệu quả nổi bật và trở thành một trong những người đi đầu trong chăn nuôi ở địa phương”.
Huy Thư
Nguồn: Báo Nghệ An
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- chăn nuôi dê li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Giá dê hơi bây giờ còn có 60-70 nghìn/kg thôi các bác ạ! Lấy đâu ra 120-135 nghìn! Ế lắm rồi!
Cho mình xin số điện thoại lò mổ dê, bò ở Tp.HCM và Đồng Nai, Bình Duương nhé.