Công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam chính thức vào bảng xếp hạng Top 100 Doanh nghiệp bền vững năm 2022, theo Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI 100), thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Giải thưởng là sự ghi nhận cho nỗ lực đổi mới, sáng tạo, cam kết thực hiện chiến lược phát triển bền vững của GREENFEED trong lĩnh vực Nông nghiệp – Thực phẩm, khẳng định tầm nhìn trở thành thương hiệu hàng đầu, hiệu quả, đáng tin cậy trên toàn chuỗi thực phẩm trong và ngoài nước.
GREENFEED được bình chọn là Top 100 Doanh nghiệp Bền vững năm 2022 trong lĩnh vực sản xuất
Thực hành kinh tế tuần hoàn trên chuỗi 3F Plus
Với lợi thế từ chuỗi 3F Plus (FEED – FARM – FOOD) cùng công nghệ dinh dưỡng vượt trội từ trang trại đến bàn ăn, GREENFEED từng bước tiếp cận, chuyển đổi và đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) vào hoạt động sản xuất tại hệ thống nhà máy, trang trại.
Theo đó, GREENFEED đã triển khai các sáng kiến về xử lý nước thải, chất thải và chuyển đổi năng lượng sạch, bước đầu mang lại kết quả tích cực. Cụ thể, nguồn chất thải trong chăn nuôi được đưa qua hệ thống xử lý và thu hồi khí biogas để chạy máy phát điện, phần chất thải rắn được sử dụng để ủ composting làm phân bón hay nuôi trùn quế. Phân bón hữu cơ từ mô hình trùn quế được cung cấp cho các nhà vườn, nông dân sử dụng cho cây trồng hoặc được sử dụng cho vùng đệm xanh quanh trại. Quá trình này không chỉ giúp GREENFEED xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi mà còn tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cho người tiêu dùng và cộng đồng địa phương.
Vườn mít xanh mướt tại một trại thuộc GREENFEED sau gần 18 tháng chăm sóc bằng phân hữu cơ từ mô hình trùn quế
Chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả
Bên cạnh điện khí sinh học biogas, GREENFEED cũng triển khai điện mặt trời áp mái và chuyển sang sử dụng nhiên liệu biomass để vận hành lò hơi tại các nhà máy thức ăn chăn nuôi nhằm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, GREENFEED thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ sử dụng bao bì nhựa thông qua vận chuyển cám từ nhà máy bằng hệ thống silo.
Xây dựng môi trường làm việc toàn diện để phát triển nhân viên
Tại GREENFEED, nhân viên luôn được xem là nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển. Các chương trình đào tạo, chương trình phát triển nhân viên toàn diện và cân bằng, chương trình sống khoẻ được triển khai đến mọi nhân viên. GREENFEED được bình chọn là Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam trong 5 năm liên tiếp do Anphabe và Intage Việt Nam công bố, Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu có nguồn nhân lực hạnh phúc. Kết quả này là sự công nhận khách quan cho những nỗ lực bền bỉ của GREENFEED, đồng thời khẳng định chính sách phát triển con người đúng đắn và khả năng xây dựng đội ngũ nhân sự để thực hiện tầm nhìn dài hạn của Tập đoàn.
Sẻ chia các giá trị lành đến cộng đồng
Song song đó, GREENFEED còn triển khai nhiều sáng kiến sẻ chia cùng cộng đồng, đặc biệt là đối tượng phụ nữ và trẻ em như chương trình Tiếp sức nhà nông, Bữa ăn trọn vẹn, Chia ngon sẻ lành – Đồng hành chống dịch.. Đến nay, GREENFEED đã góp phần giúp gần 2,500 phụ nữ nông thôn vươn lên tự chủ kinh tế, hơn 3,000 trẻ em tại 38 mái ấm trên cả nước cải thiện chế độ dinh dưỡng thông qua 1,900,000 bữa ăn lành, ngon.
Trước đó, trong thời điểm dịch bệnh, GREENFEED đã ủng hộ 20 tỷ đồng vào Quỹ Vắc-xin phòng, chống COVID-19, trao gửi hơn 12,000 sản phẩm thực phẩm cho người dân tại khu vực cách ly và lực lượng tuyến đầu chống dịch, trao 333 học bổng cho trẻ em mồ côi sau dịch bệnh, lan tỏa điều lành trong cộng đồng.
Nụ cười của các em nhỏ trong chương trình Bữa ăn trọn vẹn
Với lộ trình phát triển bền vững giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030, trong thời gian tới, GREENFEED sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn các nỗ lực về đổi mới sáng tạo, phát triển môi trường làm việc, hỗ trợ cộng đồng, thúc đẩy thực thi mô hình kinh tế tuần hoàn góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp – Thực phẩm hiện đại, bền vững.
Nguồn: GREENFEED
- greenfeed li>
- doanh nghiệp bền vững li> ul>
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang: Nhiều hoạt động sáng tạo
- Nhập khẩu bột thịt xương từ Australia tăng đột biến
Tin mới nhất
T6,27/01/2023
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Thư chúc mừng Xuân Quý Mão 2023
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất