Từ chàng trai “nhà quê” ở xã Song Vân (Tân Yên), bằng nỗ lực không ngừng, anh trở thành Tiến sĩ khoa học, Nghiên cứu viên cao cấp, giao tiếp thành thạo hai ngoại ngữ (Anh, Đức); chủ trì hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc tế, nhà nước và tỉnh. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại (SN 1975), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi – Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Nghị lực vươn lên
Sinh ra trong gia đình bố mẹ đều làm nông nghiệp, đông anh em, kinh tế gặp nhiều khó khăn, song từ nhỏ Nguyễn Văn Đại đã ước mơ sau này làm nhà khoa học, nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao để phục vụ bà con nông dân. Năm 1992, Nguyễn Văn Đại thi đỗ vào Trường Đại học Nông – Lâm Thái Nguyên. Theo đuổi ước mơ của mình, chàng sinh viên Nguyễn Văn Đại luôn chịu khó học tập, tìm tòi nghiên cứu tài liệu chuyên ngành chăn nuôi thú y. Năm 1997, anh bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp, đạt điểm xuất sắc, được nhà trường giữ lại làm giảng viên tại Khoa Chăn nuôi. Trong thời gian này, anh tiếp tục học thạc sĩ tại trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn ở lĩnh vực mình yêu thích.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại.
Đến năm 1999, anh xin chuyển làm nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi. Như “cá gặp nước”, tại đây, anh càng có điều kiện tìm tòi, nghiên cứu khoa học với mong muốn khám phá thêm kiến thức trong lĩnh vực mà nhiều địa phương đang cần đó là phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa.
Không tự bằng lòng với bản thân, được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo Trung tâm, anh tiếp tục theo học chương trình đào tạo tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Hohenheim (Cộng hòa Liên bang Đức) với chuyên ngành chăn nuôi. Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại đây, anh nhận được không ít lời mời ở lại cộng tác, làm việc của một số trung tâm, tổ chức. Với tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển đàn gia súc, gia cầm khu vực miền núi phía Bắc, ngay sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 2008, anh quyết định trở về nước, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi (đặt tại TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên).
Đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học
Trở về Trung tâm với vai trò Phó Giám đốc (năm 2009), rồi Giám đốc (năm 2010), Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại cùng tập thể lãnh đạo Trung tâm đã tập trung chỉ đạo, định hướng công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ theo nguyên tắc bảo đảm thực chất, thiết thực, có tính cạnh tranh cao, có khả năng ứng dụng rộng rãi vào điều kiện thực tế của từng vùng.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại (ngoài cùng bên trái) được UBND tỉnh Thái Nguyên tôn vinh là một trong 10 công dân tiêu biểu năm 2023.
Đây cũng là điều kiện quan trọng để Trung tâm từng bước chuyển sang tự chủ trong nhiệm vụ, tổ chức và tài chính. Theo đó, từ năm 2010 đến nay, đơn vị đã thực hiện nhiều đề tài quốc tế, cấp nhà nước và cấp bộ trong lĩnh vực phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Tất cả các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trên đều được các cấp, ngành đánh giá cao, được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.
Là Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại đã tích cực, gương mẫu đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài, dự án lớn đã được anh đứng ra chủ trì thực hiện. Đơn cử, từ năm 2017 đến nay, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại đã chủ trì nhánh 2 dự án hợp tác quốc tế, trong đó có dự án “Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học”.
Đây là dự án có sự phối hợp giữa Viện Chăn nuôi và tổ chức JICA (Nhật Bản). Bản thân Tiến sĩ Đại đã tham gia nghiên cứu, cho xây dựng một trại giống lợn bản địa tại Trung tâm với gần 30 nái sinh sản. Mục đích nghiên cứu nhằm giảm vi rút nội sinh (PERV) có trong gen lợn, tạo ra những con lợn có ít hoặc không có vi rút nội sinh. Những con lợn này có thể dùng nội tạng, da… để phục vụ y học.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại còn chủ trì 6 đề tài, dự án cấp nhà nước cùng nhiều đề tài cấp bộ, tỉnh, như: “Phát triển giống trâu Việt Nam”, “Khai thác và phát triển nguồn gen giống bò Mông”; “Khai thác nguồn gen ngựa bạch Việt Nam”; “Nghiên cứu xây dựng quy trình bảo quản và chế biến thức ăn cho trâu bò thịt, quy mô trang trại ở vùng Tây Bắc” hay “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà lông màu đặc sản phù hợp với vùng cao phía Bắc”.
Với Bắc Giang, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại đã chủ trì đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu nâng cao năng suất trâu địa phương thông qua ứng dụng thụ tinh nhân tạo tại Bắc Giang, giai đoạn 2014 – 2016”, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Hiện nay, anh đang chủ trì thực hiện nhiều đề tài cấp nhà nước, trong đó một số đề tài có quy mô nghiên cứu, ứng dụng tại tỉnh Bắc Giang, như: “Phát triển nguồn gen ngựa bạch Việt Nam”; “Nghiên cứu chọn tạo một số nhóm ngựa lai phục vụ sản xuất và đời sống”; “Nghiên cứu, sản xuất và bảo tồn tinh trâu, ngựa dạng cọng rạ”; “Nghiên cứu phát triển giống cỏ năng suất cao”…
Bên cạnh nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại còn tích cực tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, thạc sĩ và nghiên cứu sinh tại nhiều trường đại học, trong đó có Đại học Nông – Lâm Thái Nguyên và Đại học Nông – Lâm Bắc Giang; tham gia nghiên cứu, xuất bản nhiều tài liệu chuyên khảo, giáo trình nghiên cứu khoa học, như: “Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu”; “Bảo tồn và quản lý nguồn gen các giống lợn bản địa Việt Nam”; “Giáo trình dinh dưỡng gia cầm”.
Anh tâm sự: “Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen tốt của một số giống vật nuôi ở khu vực phía Bắc, trong đó có tỉnh Bắc Giang để lai tạo, phát triển đàn vật nuôi có sức chống chịu tốt với bệnh tật, đáp ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay”.
Với những thành tích trên, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại đã nhận được nhiều phần thưởng từ trung ương đến các địa phương. Đặc biệt, gần đây, anh vinh dự được UBND tỉnh Thái Nguyên tôn vinh là một trong 10 công dân tiêu biểu của tỉnh năm 2023. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của cá nhân, gia đình Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại mà còn là niềm tự hào của những người con Bắc Giang đang sinh sống, học tập, làm việc ở khắp mọi miền của Tổ quốc.
Bài, ảnh: Đỗ Thành Nam
Nguồn: Báo Bắc Giang
- nghiên cứu khoa học li>
- áp dụng khoa học kỹ thuật li> ul>
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
Tin mới nhất
T2,02/12/2024
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất