Nhanh nhạy với các tiến bộ kỹ thuật, anh Sơn tìm hiểu và chọn mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học từ cải tạo chuồng nuôi heo sẵn có. Anh Sơn chia sẻ: Nguyên liệu làm chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Ô chuồng 20m2 cần 50 bao trấu và 30 bao mùn cưa, khoảng 2 kg cám và 2 kg men sinh học (chế phẩm Balasa No01). Với lượng nguyên liệu này tạo ra được lớp đệm lót dày 60cm… Để bảo đảm phân được phân hủy tốt và kéo dài tuổi thọ của đệm lót, mật độ thả heo 10 – 20 con/ô chuồng 20m2, tùy theo heo lớn hay nhỏ. Ngoài ra, cần tạo cho heo thói quen thải phân, nước tiểu đều khắp ô chuồng; không để chuồng bị hắt mưa hay nước từ vòi uống chảy xuống làm ướt đệm lót… để kéo dài thời gian sử dụng đệm lót.
Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người nuôi.
Đệm lót sinh học được làm và vận hành đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, giúp giảm công vệ sinh chuồng trại hằng ngày; giảm chi phí phòng trừ bệnh cho heo. Heo không bị thối bàn chân hoặc què chân, lông da bóng mượt và sạch. Đặc biệt, nuôi heo theo mô hình này hạn chết được tình trạng ô nhiễm môi trường (mùi hôi, ruồi, muỗi…). Thực tế từ mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học của anh Sơn, cho thấy: Chi phí đầu tư ban đầu khoảng 70-75 ngàn đồng/m2 đệm, thời gian sử dụng được vài năm nhưng giảm được 60% công lao động ở khâu dọn phân, tắm heo và rửa chuồng; giảm bệnh tật cho heo…Với 2 đợt nuôi heo thịt đầu tiên, từ mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học, anh Sơn tăng thêm lợi nhuận trên dưới 20% so với phương pháp nuôi heo truyền thống. Đặc biệt, cách làm và vận hành đệm sinh học không phức tạp, các hộ chăn nuôi ở quy mô lớn hay nhỏ đều áp dụng được.
Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách phối hợp với Hội Nông dân và Trạm Thú y huyện tổ chức tham quan – tổ chức hội thảo mô hình đầu tiên nuôi heo trên đệm lót sinh học của gia đình anh Sơn cho gần 40 gia trại, trang trại chăn nuôi heo trên điạ bàn huyện học hỏi kinh nghiệm, để từ đó nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
VŨ BÁ QUAN
(Theo Báo Cần Thơ)
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
Tin mới nhất
T4,08/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất