Nhanh nhạy với các tiến bộ kỹ thuật, anh Sơn tìm hiểu và chọn mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học từ cải tạo chuồng nuôi heo sẵn có. Anh Sơn chia sẻ: Nguyên liệu làm chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Ô chuồng 20m2 cần 50 bao trấu và 30 bao mùn cưa, khoảng 2 kg cám và 2 kg men sinh học (chế phẩm Balasa No01). Với lượng nguyên liệu này tạo ra được lớp đệm lót dày 60cm… Để bảo đảm phân được phân hủy tốt và kéo dài tuổi thọ của đệm lót, mật độ thả heo 10 – 20 con/ô chuồng 20m2, tùy theo heo lớn hay nhỏ. Ngoài ra, cần tạo cho heo thói quen thải phân, nước tiểu đều khắp ô chuồng; không để chuồng bị hắt mưa hay nước từ vòi uống chảy xuống làm ướt đệm lót… để kéo dài thời gian sử dụng đệm lót.
Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người nuôi.
Đệm lót sinh học được làm và vận hành đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, giúp giảm công vệ sinh chuồng trại hằng ngày; giảm chi phí phòng trừ bệnh cho heo. Heo không bị thối bàn chân hoặc què chân, lông da bóng mượt và sạch. Đặc biệt, nuôi heo theo mô hình này hạn chết được tình trạng ô nhiễm môi trường (mùi hôi, ruồi, muỗi…). Thực tế từ mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học của anh Sơn, cho thấy: Chi phí đầu tư ban đầu khoảng 70-75 ngàn đồng/m2 đệm, thời gian sử dụng được vài năm nhưng giảm được 60% công lao động ở khâu dọn phân, tắm heo và rửa chuồng; giảm bệnh tật cho heo…Với 2 đợt nuôi heo thịt đầu tiên, từ mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học, anh Sơn tăng thêm lợi nhuận trên dưới 20% so với phương pháp nuôi heo truyền thống. Đặc biệt, cách làm và vận hành đệm sinh học không phức tạp, các hộ chăn nuôi ở quy mô lớn hay nhỏ đều áp dụng được.
Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách phối hợp với Hội Nông dân và Trạm Thú y huyện tổ chức tham quan – tổ chức hội thảo mô hình đầu tiên nuôi heo trên đệm lót sinh học của gia đình anh Sơn cho gần 40 gia trại, trang trại chăn nuôi heo trên điạ bàn huyện học hỏi kinh nghiệm, để từ đó nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
VŨ BÁ QUAN
(Theo Báo Cần Thơ)
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tổng vệ sinh, khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh sau Tết
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- Dịch tả vịt ghép bại huyết trên vịt con
- Giải pháp giảm thiểu tác động của biến động giá nguyên liệu đến chăn nuôi lợn và gia cầm
- Kiểm soát tiêu chảy trên heo sau cai sữa
- Đánh giá ảnh hưởng của axit folic trong khẩu phần heo con sau cai sữa
- Chủng ngừa bằng phương pháp phun sương vắc xin: Nhiều ưu điểm vượt trội
- Sự đồng nhiễm trong bệnh lý hô hấp phức hợp ở heo và giải pháp giảm thiểu thiệt hại
- Hiệu quả thiết thực từ chăn nuôi lợn thịt theo chuỗi giá trị
- 8 lý do quan trọng để sử dụng Rhodimet®AT88 trong nhà máy cám
Tin mới nhất
T3,07/02/2023
- Phát hiện 68 con bò bị bệnh lở mồm long móng
- Tập đoàn Mavin: Trao quà Tết cho hàng trăm hộ gia đình nghèo tại 4 tỉnh
- Bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 tại Slovakia và Nepal
- Người chăn nuôi cẩn trọng tái đàn sau tết
- Giá heo hơi hôm nay 7/2: Duy trì ổn định
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tổng vệ sinh, khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh sau Tết
- Bình Định: Phát triển các vùng chăn nuôi heo trọng điểm
- Khám phá trang trại nuôi dê Boer công nghệ cao tiền tỷ
- Giá heo hơi của công ty chăn nuôi tăng nhẹ sau Tết
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất