Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc, Hòa Bình) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.
Mô hình nuôi dê của gia đình anh Lường Văn Bành, xóm Hày, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) bước đầu cho hiệu quả kinh tế.
So với những vật nuôi khác, con dê có khả năng kháng bệnh cao, chịu được khí hậu khắc nghiệt, phù hợp địa bàn vùng cao của xã Đồng Ruộng. Để nuôi dê, người dân không phải tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu, không tốn nhiều tiền mua thức ăn. Chuồng nuôi có thể tận dụng chuồng bò, chuồng lợn cũ sau khi chuyển đổi vật nuôi, quây lưới, bảo đảm thoáng mát về mùa Hè, mùa Đông quây bạt kín để tránh rét, mái kín, không để nước mưa tạt vào. Dê được nuôi dưỡng tốt sau 10 tháng bắt đầu sinh sản. Một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 – 3 con, sau 6 – 7 tháng có thể xuất bán, trọng lượng đạt 20 – 30 kg/con. Giá thịt dê thương phẩm tương đối ổn định, từ 110.000 – 130.000 đồng/kg. Nhiều hộ đầu tư nuôi dê cho hiệu quả cao như gia đình các anh: Lường Văn Viết (xóm Hạ), Lường Văn Bành, Lường Văn Viến (xóm Hày)…
Đồng chí Hà Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng cho biết: “Xã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình nuôi dê từ đầu năm 2023, hiện toàn xã có trên 10 hộ nuôi với tổng đàn hơn 300 con, hộ ít nuôi 4 – 5 con, nhiều hộ có đàn lên 40 – 50 con, tập trung nhiều ở các xóm: Hạ, Hày, Nhạp. Dê giống được lựa chọn chủ yếu là giống dê cỏ vì dễ nuôi, dễ thích nghi với thời tiết, ít dịch bệnh. Từ phát triển nuôi dê, đời sống kinh tế của bà con khởi sắc hơn, tạo việc làm, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập”.
Thăm mô hình nuôi dê của hộ anh Lường Văn Bành, xóm Hày, là một trong những hộ tiên phong chuyển đổi vật nuôi sang nuôi dê. Anh Bành cho biết: Trước kia, gia đình tôi nuôi lợn để phát triển kinh tế, tuy nhiên đầu ra khó khăn, giá cả bấp bênh, thậm chí có năm tiền mua giống còn đắt hơn tiền bán lợn. Đầu năm 2023, gia đình chuyển sang nuôi dê với 5 con, vốn đầu tư ban đầu gần 20 triệu đồng, đến nay đàn dê đã có gần 20 con. Nuôi dê khá nhàn vì đây là loài vật ít bệnh, ăn tạp. Vừa nuôi nhốt kết hợp bãi chăn thả để dê nhanh lớn, thịt dê đảm bảo chất lượng, được thị trường đón nhận tích cực, sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận từ 30 – 40 triệu đồng/năm.
Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển mô hình, anh Bành cho biết thêm: Nguồn thức ăn của dê khá phong phú. Hàng ngày, khi mặt trời lên cao, cây cỏ hết sương mới đi cắt lá cho dê ăn để tránh bị lạnh bụng, dễ ốm; đến chiều tối lùa từ bãi thả vào chuồng. Dê là loài tạp ăn, nhiều loại lá cây và cả phế phụ phẩm nông nghiệp chúng đều có thể ăn được. Chuồng trại phải thông thoáng, sạch sẽ và phải có bãi chăn thả rộng rãi, vừa cho vật nuôi vận động, tăng chất lượng thịt, vừa để người nuôi tiện quản lý, theo dõi đàn, cho ăn, phối giống và phòng trị bệnh. Nuôi dê không mất công chăn thả, ít bị lây nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài, chất thải tận dụng làm phân bón cho cây trồng.
Nghề nuôi dê phù hợp với địa bàn, nhất là với đặc điểm ít bãi bằng như xã Đồng Ruộng, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, chi phí cho thức ăn chăn nuôi tương đối thấp, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại vật nuôi truyền thống khác. Hiện, dê đang được tiêu thụ trong địa bàn huyện, nhiều tư thương, nhà hàng từ các địa bàn lân cận cũng liên hệ, đặt mua.
Mô hình nuôi dê ở xã Đồng Ruộng bước đầu đem lại nguồn thu nhập ổn định, tạo việc làm cho lao động địa phương. Để hỗ trợ bà con, xã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, tăng cường quảng bá về sản phẩm của địa phương. Đồng thời, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thông qua các kênh tín dụng chính sách, tiếp tục tăng đàn, góp phần nâng cao thu nhập, thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, tạo nguồn sinh kế cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 28 triệu đồng/ người/năm.
Hoàng Anh
Nguồn: Báo Hòa Bình
- chăn nuôi dê li>
- kỹ thuật nuôi dê li>
- mô hình nuôi dê li> ul>
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
- Lão nông 80 tuổi sáng tạo nội dung số nhờ kinh nghiệm chăn nuôi
- Tạo thông thoáng hơn cho doanh nghiệp trong công bố hợp quy
- Xuất khẩu thịt bò của Brazil trong tháng 2/2025 tăng trưởng tốt
- Hải Dương: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 31,6%
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 25/03/2025
- Anh lần đầu tiên phát hiện cúm gia cầm H5N1 ở cừu
- Giá lúa mì nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2025 giảm nhẹ
Tin mới nhất
T6,28/03/2025
- Rào cản chính sách không được tháo gỡ, ngành nông nghiệp Việt Nam khó giữ vững lợi thế cạnh tranh
- Giá heo hơi lập đỉnh trong 5 năm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo bình ổn giá
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
- Lão nông 80 tuổi sáng tạo nội dung số nhờ kinh nghiệm chăn nuôi
- Tạo thông thoáng hơn cho doanh nghiệp trong công bố hợp quy
- Xuất khẩu thịt bò của Brazil trong tháng 2/2025 tăng trưởng tốt
- Hải Dương: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 31,6%
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 25/03/2025
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất