Việc mua lúa mì chỉ được thực hiện khi nguồn cung ngô trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. Khi đó lúa mì sẽ là một lựa chọn thay thế để làm thức ăn chăn nuôi, vì giá cả phải chăng.
Lúa mì chuẩn bị được đưa đi xuất khẩu. Ảnh minh họa: ITAR-TASS/TTXVN
Theo Bộ trưởng Điều phối Thực phẩm Indonesia – Zulkifli Hasan, chính phủ nước này đang xem xét nhập khẩu lúa mì để làm thức ăn chăn nuôi thay thế ngô.
Tuy nhiên, việc mua lúa mì chỉ được thực hiện khi nguồn cung ngô trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. Khi đó lúa mì sẽ là một lựa chọn thay thế để làm thức ăn chăn nuôi, vì giá cả phải chăng.
Theo dữ liệu của Cục Thống kê Indonesia, nước này đã nhập khẩu ngô trong nhiều năm, với khối lượng từ 1,3-1,4 triệu tấn từ năm 2019-2023, và tìm cách duy trì mức giá phải chăng cho người nông dân chăn nuôi gà.
Năm 2024, chính phủ đã quyết định cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu ngô, muối và đường nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và dần hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp. Hạn ngạch nhập khẩu đối với ba mặt hàng này sẽ thấp hơn nhiều so với nhu cầu dự kiến của các ngành trong nước, để khuyến khích các ngành này sử dụng nguyên liệu đầu vào được sản xuất trong nước nhiều hơn.
Tổng sản lượng ngô năm 2025 của Indonesia được dự báo sẽ đạt 16,7 triệu tấn, lớn hơn so với nhu cầu trong nước là 13 triệu tấn. Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS) ước tính sản lượng ngô tăng lên 15,2 tấn vào năm 2024, từ mức 14,7 tấn của năm 2023.
Trước đó, Tổng thống Prabowo Subianto tuyên bố rằng Indonesia không chỉ theo đuổi mục tiêu tự cung tự cấp gạo mà còn tự cung tự cấp tất cả các mặt hàng thực phẩm khác trong tương lai. Ngoài gạo, Indonesia đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu một số mặt hàng khác, đặc biệt là đường, tỏi, đậu tương và lúa mì. Trước đây, nước này đã từng tự cung tự cấp được gạo, đường và tỏi cho đến cuối những năm 1990.
Đỗ Quyên (P/v TTXVN tại Jakarta)
- Nhập khẩu lúa mì li> ul>
- Vai trò quan trọng của độ ẩm thức ăn đối với hiệu suất vật nuôi
- Kiểm tra, ngăn chặn thịt lợn bẩn tuồn ra thị trường dịp Tết
- Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cơ sở chăn nuôi
- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh
- Cận cảnh khu chăn nuôi hơn 1 triệu gà đẻ của Mebi Farm
- Mebi Farm khánh thành khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao 1,2 triệu con
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trung Quốc tích trữ mạnh đậu nành trước khi ông Trump nhậm chức
- Táo bón ở heo nái: Ảnh hưởng kinh tế và các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa
- Quảng Bình khống chế được dịch tả lợn Châu Phi
Tin mới nhất
T3,21/01/2025
- Vai trò quan trọng của độ ẩm thức ăn đối với hiệu suất vật nuôi
- Kiểm tra, ngăn chặn thịt lợn bẩn tuồn ra thị trường dịp Tết
- Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cơ sở chăn nuôi
- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh
- Cận cảnh khu chăn nuôi hơn 1 triệu gà đẻ của Mebi Farm
- Mebi Farm khánh thành khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao 1,2 triệu con
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trung Quốc tích trữ mạnh đậu nành trước khi ông Trump nhậm chức
- Táo bón ở heo nái: Ảnh hưởng kinh tế và các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa
- Quảng Bình khống chế được dịch tả lợn Châu Phi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất