Vài năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã phát triển đàn trâu với số lượng lớn theo hướng bán chăn thả; nhờ đó, nhiều hộ đã khấm khá hơn trước.
Ông Đinh Văn Trai, ở thôn 1, xã An Toàn, chia sẻ: Nhiều năm trước đây, trong làng nhà nào cũng nuôi từ 1 – 2 con trâu nhưng chủ yếu dùng để lấy sức kéo chứ chưa ai nghĩ đến phát triển kinh tế từ loại vật nuôi này. Mấy năm gần đây, nhận thấy nhiều hộ dân trong vùng trồng cỏ voi để nuôi trâu và có thu nhập ổn định, tôi cũng quyết định đầu tư nuôi trâu theo phương thức bán chăn thả. Nhờ chăm sóc tốt, đàn trâu của tôi đã phát triển lên 15 con. Hằng ngày, tôi lùa trâu lên rừng, ra bờ sông, suối để cho trâu tự đi ăn. Khi bà con thu hoạch ruộng lúa xong, tôi đưa trâu về chăn thả tại các cánh đồng. Tối đến thì lùa trâu về nhốt trong chuồng. Ngoài ra, tôi còn trồng thêm 2 sào cỏ voi để làm thức ăn bổ sung cho trâu, nhất là vào mùa đông. Mỗi năm, đàn trâu đẻ được từ 10 – 15 con nghé, khi nghé được hơn 2 tuổi tôi giữ lại một phần để nuôi, còn lại bán để thu hồi vốn và tái đầu tư. Trung bình mỗi năm tôi thu về khoảng 170 triệu đồng từ tiền bán trâu.
Ngày càng có thêm nhiều nông dân huyện An Lão tham gia nuôi trâu bán chăn thả. Ảnh: D.T.D
Không chỉ ở xã An Toàn, nông dân các xã khác như An Quang, An Nghĩa, An Vinh ngày càng có thêm nhiều người nuôi trâu bán chăn thả. Gia đình chị Đinh Thị Ca ở thôn 5, xã An Quang, là một điển hình. Chị Ca cho biết: Hiện nay, đàn trâu của tôi có 12 con nái. Nhờ chăn nuôi trâu bán chăn thả mà kinh tế gia đình tôi vững vàng hẳn lên, không còn chật vật như trước nữa.
Xác định phát triển chăn nuôi trâu theo phương thức bán chăn thả là hướng đi giúp nông dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo, năm 2023, Hội Nông dân huyện đã cho nhiều nông hộ ở xã An Nghĩa vay tổng cộng 200 triệu đồng để phát triển đàn trâu, đồng thời, phối hợp với ngành chức năng hỗ trợ 18 con trâu cái giống tại các xã An Toàn, An Vinh, An Dũng. Cùng với đó, Hội còn thành lập 2 tổ hội nghề nghiệp nuôi trâu bán chăn thả tại xã An Toàn và An Nghĩa với hơn 20 thành viên. Hằng năm, Hội phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức 3 – 5 lớp tập huấn nuôi và chăm sóc trâu; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH với dư nợ hơn 5 tỷ đồng để phát triển đàn trâu.
Ông Lê Hoàng Hiền, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện An Lão, cho biết: Chúng tôi hỗ trợ trên nhiều phương diện, từ động viên nuôi trâu, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn bà con trồng cỏ voi để bổ sung thức ăn chăn nuôi, nuôi bán chăn thả để đảm bảo trâu khỏe, nhất là vào mùa mưa lạnh. Đến nay, cả huyện có hơn 600 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 3.270 con. Hiện Hội tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với các ngành chức năng tập trung hỗ trợ trâu sinh sản cho hộ nghèo. Qua đó, phát huy lợi thế chăn nuôi đàn gia súc của địa phương, giúp bà con phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
DIỆP THỊ DIỆU
Nguồn: Báo Bình Định
- chăn nuôi trâu li>
- kỹ thuật nuôi trâu bò li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
Tin mới nhất
T2,02/12/2024
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Trâu bây giờ không vào lò mổ được. Rẻ như cho mấy năm nay nuôi toàn lỗ