[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chiều ngày 4/10/2023, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA) đã tổ chức lễ khởi động dự án “Chương trình nâng cao năng lực đào tạo cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao nguồn nhân lực ngành chăn nuôi Việt Nam”.
Dự án do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ bằng vốn ODA không hoàn lại, có tổng kinh phí hơn 13 triệu USD, kéo dài đến năm 2030.
Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), KOICA Việt Nam, Viện Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp, giảng viên, sinh viên…
Mục tiêu tổng thể của dự án nhằm nâng cao năng lực giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể đó là: Tăng cường thể chế giáo dục đại học ngành chăn nuôi; cải thiện hệ thống pháp luật và chính sách đào tạo nhân lực cho ngành chăn nuôi; tăng cường năng lực cho giảng viên và các tổ chức liên quan; cải thiện môi trường tìm kiếm việc làm và môi trường khởi nghiệp cho sinh viên; thành lập Viện Nghiên cứu đào tạo Chăn nuôi Việt Nam – Hàn Quốc.
Thay mặt Bộ NN&PTNT, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Đỗ Anh Tuấn trao quyết định đầu tư dự án và tặng hoa cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Ảnh: Hà Ngân)
Vì vậy, 5 hợp phần chính của dự án là: (1)Cải tiến giáo dục bậc đại học thông qua tư vấn thể chế chính sách ngành chăn nuôi; (2) Cải thiện chương trình giảng dạy và môi trường đào tạo, môi trường phòng thí nghiệm; (3) Nâng cao năng lực cho giảng viên, cán bộ ngành chăn nuôi và nhân viên các cơ quan liên quan; (4) Hỗ trợ sinh viên trong lĩnh vực khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm và kích hoạt liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp; (5) Thành lập Viện Nghiên cứu đào tạo chăn nuôi Việt Nam – Hàn Quốc (VKLI) trực thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
GS Kim Soo-ki, Trưởng Ban Quản lý dự án phía Hàn Quốc (Ảnh: Hà Ngân)
Theo GS Kim So Ki, Trưởng Ban Quản lý dự án phía Hàn Quốc cho biết, dự án nhằm mục đích đào tạo nhân tài cho Khoa chăn nuôi; thúc đẩy liên kết giữa trường đào tạo, Viện, Doanh nghiệp; song song nghiên cứu, tổ chức hội thảo quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng chuyên gia chăn nuôi, đào tạo phát triển nhân tài ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung.
“Dự án sẽ cố gắng hết sức đẻ đạt được mục tiêu xây dựng nền tảng cần thiết, cơ bản cho sự phát triển bền vững ngành chăn nuôi tại Việt Nam”, GS Kim So Kim Ki khẳng định
Ông Hong Ki-ok, Tham tán nông nghiệp, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (Ảnh: Hà Ngân)
Còn ông Hong Ki-ok, Tham tán nông nghiệp, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam chia sẻ, năm 2022, Hàn Quốc và Việt Nam kỷ niệm 30 năm hợp tác. Với nỗ lực không ngừng của cả hai nước, chúng ta to lớn đạt được thành quả trong lĩnh vực nông, lâm thủy hải sản và chăn nuôi.
Sau cuộc khủng hoảng Covid-19, chúng ta bước sang kỷ nguyên mới, với nhiều thay đổi so với quá khứ, vì vậy đòi hỏi phải có năng lực giải quyết các vấn đề khác nhau. Vì thế, việc đào tạo nhân tài, nâng cao chất lượng nhân lực cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu nhân sự chăn nuôi trong giai đoạn mới là hoàn toàn cần thiết. “Tôi kỳ vọng dự án sẽ nâng cao năng lực đào tạo nhân lực của Học viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, góp phần phát triển chăn nuôi Việt Nam”, ông Hong Ki-ok nhấn mạnh.
Ông Lee Byeong-hwa, Giám đốc cơ quan hợp tác quốc tế KOICA Việt Nam (Ảnh: Hà Ngân)
Còn ông Lee Byeong-hwa, Giám đốc cơ quan hợp tác quốc tế KOICA Việt Nam cho rằng, vọng dự án sẽ nuôi dưỡng, đào tạo nhân tài ngành chăn nuôi qua việc hợp tác sâu rộng, toàn diện giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Để dự án thành công, thì hai đơn vị chính là Đại học KONKUK (đơn vị có cơ sở hạ tầng đào tạo hàng đầu về nhân sự chăn nuôi tại Hàn Quốc) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam (đơn vị hàng đầu về đào tạo nhân lực chăn nuôi tại Việt Nam) được kỳ vọng sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp.
“Tôi hi vọng thông qua dự án đào tạo nhân tài này, sẽ hướng tới sự tăng cường hợp tác, phát triển sâu rộng giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong tương lai trong lĩnh vực chăn nuôi. Với tư cách đại diện KOICA, tôi sẽ nỗ lực không ngừng hỗ trợ dự án thành công nhất’, ông Lee Byeong-hwa khẳng định.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT (Ảnh: Hà Ngân)
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT, Nông nghiệp có nhiều đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Nhưng Nông nghiệp và chăn nuôi nói riêng còn gặp nhiều thách thức như tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, dịch bệnh phức tạp, giá trị gia tăng còn thấp, khó tiếp cận với thị trường cao cấp, ứng dụng công nghệ sau sản xuất, bảo quản sau giết mổ; xử lý chất thải còn nhiều hạn chế.
Để xử lí được các vấn đề nêu trên thì việc phát triển nhân lực, đạo tạo đội ngũ nông dân chuyên nghiệp là cốt yếu. Vì thế việc nâng cao năng lực giáo dục đại học, nhân lực chất lượng cao trong chăn nuôi là yêu cầu cấp thiết và mục tiêu để ngành chăn nuôi kiên trì hướng đến, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế.
Hàn Quốc hiện nay là quốc gia có thu nhập cao, thu nhập 35.000 USD/Năm, là hình mẫu tạo cảm hứng cho các nước như Việt Nam. Hàn Quốc là một trong 5 quốc gia mà Việt Nam thành lập quan hệ đối tác chiến lược. Hàn Quốc đứng 1 về đầu tư FDI trực tiếp, số 2 về vốn ODA và đứng thứ 3 về thương mại với Việt Nam, nhưng điều quan trọng là quan hệ con người và Việt Nam và Hàn Quốc rất gần gũi. Gần 200.000 người Hàn sống ở Việt Nam và gần 400.000 người Việt Nam sống ở Hàn Quốc.
Tôi tưởng rằng dự án nâng cao chất lượng giáo dục đại học ngành chăn nuôi là nền móng vững chắc cho sự phát triển thịnh vượng chăn nuôi; giúp ngành chăn nuôi nâng cao năng suất, hạ giá thành, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính. “Đây là dấu mốc minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả, bền vững của Việt Nam và Hàn Quốc cho lĩnh vực chăn nuôi’, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết thêm.
GS TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Ảnh: Hà Ngân)
Còn GS TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện có 14 khoa chuyên môn; khoa Chăn nuôi có vai trò quan trọng với Học viện. Hiện nay, Học viện có quy mô gần 25.000 sinh viên, là nơi đào tạo nhân sự trong lĩnh vực chăn nuôi lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 60-65%.
Cũng theo GS TS Nguyễn Thị Lan, hiện nay, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm đến việc đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam có nhiều kinh nghiệm về quản lý nhiều dự án quốc tế, luôn sẵn sàng trao đổi, đóng góp nhân lực cho dự án. Học viện cũng đang là đối tác chiến lược lâu dài của nhiều học viện, viện nghiên cứu, trường đại học trên thế giới. Vì vậy, dự án sẽ là nền tảng vững chắc để Học viện thành lập và phát triển trung tâm nghiên cứu và đào tạo nhân lực chăn nuôi chất lượng cao Việt Hàn.
“Trung tâm sẽ tổ chức điều phối, phối hợp nghiên cứu sáng tạo, khởi nghiệp trong chăn nuôi; khích lệ cán bộ, công nhân viên Học viện đổi mới, sáng tạo ngày càng hiệu quả và chuyên nghiệp, từ đó góp phần phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam bền vững, hiệu quả và chuyên nghiệp’, GS.TS Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.
HÀ NGÂN
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam li>
- KOICA li>
- nâng cao nhân lực ngành chăn nuôi li> ul>
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
Tin mới nhất
T3,08/10/2024
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất