Khuyến nông Quảng Ngãi: Bảo tồn, gìn giữ và phát triển giống lợn bản địa Kiềng Sắt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Khuyến nông Quảng Ngãi: Bảo tồn, gìn giữ và phát triển giống lợn bản địa Kiềng Sắt

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Lợn Kiềng Sắt là một trong những giống lợn bản địa đặc sản, được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn là giống vật nuôi bản địa cần được bảo tồn và tìm hướng đi phù hợp để gìn giữ và phát triển các nguồn gen quý hiếm trong tỉnh.

     

    Lợn Kiềng Sắt được nuôi chủ yếu bởi ba cộng đồng người dân tộc Hre, Kor, Ca Dong, nhưng hiện nay số lượng lợn Kiềng Sắt còn rất ít, phân bố rải rác ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, tập trung chủ yếu ở một số xã thuộc các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Hà và Sơn Tây. Lợn Kiềng Sắt có đặc điểm ngoại hình nổi bật là lông đen tuyền toàn thân, chân ngắn và nhỏ, thân ngắn và thon. Ưu điểm chính của lợn Kiềng Sắt là khả năng thích nghi cao với môi trường, tính chống chịu bệnh tốt, sử dụng được các loại thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng, chi phí đầu tư nuôi thấp, chất lượng thịt thơm ngon… Cho đến nay, ở nhiều vùng của tỉnh Quảng Ngãi, người dân thuộc các dân tộc thiểu số vẫn chỉ nuôi và dùng lợn Kiềng Sắt để cúng vào các dịp lễ, tết khi thực hiện các nghi lễ và tập quán văn hoá. Thế nhưng, có thời điểm, tìm được giống lợn Kiềng Sắt thuần là điều rất khó khăn.

     

    Ông Đào Vi Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Hà cho biết, Nguyên nhân sụt giảm số lượng đàn lợn Kiềng Sắt là do từ xưa đến nay, người dân vùng miền núi chăn nuôi theo tập quán thả rông là chủ yếu, thức ăn chưa đảm bảo đủ dinh dưỡng, trải qua nhiều thế hệ, lợn Kiềng Sắt có xu hướng bị thoái hóa giống do giao phối cận huyết và lai tạo với các giống lợn khác. Vì vậy, trong những năm qua, huyện Sơn Hà rất chú trọng công tác bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen quý của lợn Kiềng Sắt.

    Đàn lợn Kiềng Sắt của bà Đinh Thị Sinh

     

    Trước nguy cơ thoái hóa giống lợn Kiềng Sắt có nguồn gen quý hiếm, đặc trưng của tỉnh Quảng Ngãi. Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm phát huy lợi thế cạnh tranh” giai đoạn 2021 – 2023 nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát triển giống lợn Kiềng Sắt. Sau hai năm thực hiện, mô hình đã góp phần tăng năng suất, giá trị thu nhập từ chăn nuôi lợn bản địa, giúp người dân thay đổi tư duy phát triển kinh tế và tăng thu nhập tại chỗ.

     

    Bà Đinh Thị Sinh ở xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm 2021,  gia đình bà được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 15 con giống lợn Kiềng Sắt. Trong quá trình nuôi, gia đình bà đã lựa chọn được 5 con lợn nái cho phối giống với lợn Kiềng Sắt đực tại địa phương. Đến nay, 5 con lợn nái đã sinh sản được hai lứa với tổng số 80 con lợn con (bình quân 8 con/nái/lứa). 10 con lợn không đủ điều kiện lưu giữ làm giống có trọng lượng bình quân 45kg/con, được gia đình bà Sinh bán thương phẩm với giá 100 nghìn đồng/kg đã mang về 45 triệu đồng cho gia đình bà. “Hiện nay, gia đình tôi đã bán được 60 con lợn con có trọng lượng bình quân 20 kg/con, với giá 150 nghìn đồng/kg. Thu nhập từ bán lợn con là 180 triệu đồng. Số lợn con còn lại sẽ được gia đình tôi tiếp tục tuyển chọn những con tốt nhất để làm giống, những con không đủ tiêu chuẩn làm giống thì được nuôi thương phẩm để bán thịt. Để tránh cho đàn lợn con sau này không bị cận huyết, gia đình tôi đang tiếp tục tìm mua những con lợn Kiềng Sắt đực được nuôi tại các hộ dân trên địa bàn huyện”, bà Sinh cho biết thêm.

     

    Đàn lợn Kiềng Sắt của anh Đinh Văn Lang

     

    Anh Đinh Văn Lang ở xã Sơn Trung, huyện Sơn Hà cho biết, trước đây gia đình anh chỉ nuôi 3 – 4 con lợn Kiềng Sắt để sử dụng trong các dịp cúng, lễ… Chuồng trại chăn nuôi đơn giản vì lợn Kiềng Sắt chủ yếu là chăn nuôi thả rông. Năm 2022, gia đình anh được Trung tâm Khuyến nông Quảng ngãi chọn tham gia mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm và hỗ trợ 30 con lợn giống. Mặc dù đàn lợn đã đạt kích cỡ thương phẩm, nhưng gia đình anh quyết định giữ lại toàn bộ để lựa chọn ra những con lợn cái và lợn đực tốt nhất để làm giống. Anh Lang chia sẻ, “Hiện gia đình tôi đã lựa chọn được 2 con lợn đực và cho phối giống với 7 con lợn cái và cả 7 con lợn cái này đều đang có chửa. Trong thời gian tới, khi số lợn con được sinh ra, một phần sẽ được bán cho các hộ dân chăn nuôi, một phần sẽ được gia đình tôi tiếp tục tuyển chọn ra những con tốt nhất để làm giống, đồng thời gia đình tôi sẽ tìm mua thêm những con lợn Kiềng Sắt đực được nuôi trong các hộ dân trên địa bàn huyện để phối giống nhằm tránh đàn lợn con sinh ra sau này bị cận huyết”.

     

    Thạc sỹ Nguyễn Hữu Nguyên – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi, chủ nhiệm Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm phát huy lợi thế cạnh tranh” cho biết, ý nghĩa đặc biệt của Dự án là đã nâng cao nhận thức về bảo tồn giống vật nuôi bản địa cho người dân tham gia dự án và cộng đồng, tạo cơ hội để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống ở vùng miền núi. Khôi phục và từng bước phát triển chăn nuôi lợn bản địa bên cạnh góp phần bảo tồn nguồn gen vật nuôi đặc hữu của tỉnh Quảng Ngãi, giữ gìn đa dạng sinh học; đồng thời còn là nguồn vật liệu quý cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống.

     

    Việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển chăn nuôi lợn Kiềng Sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi không chỉ duy trì sự đa dạng sinh học vật nuôi, mà còn góp phần khai thác và sử dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển các hệ thống chăn nuôi lợn phù hơp với điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân, tạo sản phẩm sạch, an toàn, có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng của xã hội.

     

    Mạnh Hùng

    Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.