[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Altrenogest là Progesterone dạng hoạt động được cấp qua đường uống và cơ chế hoạt động giống với Progesterone tự nhiên giúp ngăn cản hoặc ức chế sự động dục của nái.
Altrenogest được cung cấp qua đường miệng giúp ngăn cản hoặc ức chế chu kỳ động dục và giới hạn biểu hiện lên giống cũng như sự rụng trứng. Khi dừng việc cung cấp Altrenogest, sự phóng thích các hormone tự nhiên sẽ tự động diễn ra. Vùng dưới đồi phóng thích hormone GnRH, tuyến yên phóng thích hormone FSH và LH cho nên nái trở lại động dục một cách tự nhiên. Cần phải hiểu rõ rằng, Altrenogest không có chức năng gây ra sự động dục trên nái mà nó ngăn cản/ức chế sự động dục của nái trong suốt quá trình bổ sung Altrenogest; vì thế, chu kỳ động dục của nái sẽ khởi động trở lại sau khi ngưng dùng Altrenogest.
Tầm quan trọng của số ngày nái lên giống sau khi cai sữa.
Thời gian lên giống sau cai sữa bị kéo dài được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản tại trại (biểu đồ 01 và 02), cho nên nái có thời gian lên giống từ:
- 3 – 6 ngày sau khi cai sữa được xem là nhóm có năng suất sinh sản tốt nhất cả về tỷ lệ đẻ và tổng số con sinh ra.
- 7 – 10 ngày sau khi cai sữa thường là nhóm có năng suất kém nhất tại trại.
Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của số ngày lên giống sau cai sữa đến tỷ lệ đẻ
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của số ngày lên giống sau cai sữa đến tổng số con sinh ra
Altrenogest được dùng như thế nào?
Việc sử dụng Altrenogest lúc cai sữa có hiệu quả cho cả nái vừa mới kết thúc chu kỳ nuôi con lần đầu tiên và cho cả những nái có thể trạng kém lúc cai sữa ở bất kỳ lứa đẻ nào. Altrenogest cho phép:
- Ức chế sự động dục của nái trong vài ngày để giúp nái có thời gian hồi phục thể trạng
- Giúp nái chuyển đổi trạng thái thể chất từ dị hóa sang đồng hóa
- Đủ thời gian hoàn thiện hệ niệu dục
- Giảm tỷ lệ nái không lên giống
- Cải thiện năng suất sinh sản của lứa sau
Quy trình sử dụng
Mặc dù trước đây Altrenogest được khuyến cáo bắt đầu sử dụng đúng vào ngày nái cai sữa, tuy nhiên ngày nay được nhiều khuyến cáo nên bắt đầu sử dụng từ 01 ngày trước khi bắt đầu cai sữa – không bao giờ sử dụng sau ngày cai sữa. Đề xuất sử dụng được nêu rõ ở biểu đồ 03.
Nếu thực hiện việc so sánh với phương pháp truyền thống – bỏ qua chu kỳ lên giống đầu tiên sau khi cai sữa – chúng ta có thể thấy phương pháp mới – sử dụng Altrenogest trong 11 hay 12 ngày sau cai sữa – giúp làm giảm được 15 ngày không sản xuất (NPD) so với 26 ngày không sản xuất (NPD).
Biểu đồ 03: Quy trình sử dụng Altrenogest cho những nái có thể trạng kém khi cai sữa lứa đầu tiên
Hai ngày trước khi cai sữa, cần phân loại nái cai sữa lứa đầu tiên và những nái có thể trạng gầy ở tất cả các lứa đẻ. Ngày sau đó – 01 ngày trước khi cai sữa – Altrenogest bắt đầu được cấp cho nhóm này. Altrenogest cũng được cho ăn vào ngày cai sữa và những nái này cũng áp dụng quy trình tương tự như những nái còn lại bao gồm quy trình cai sữa, khu vực chuồng nuôi, nguồn dinh dưỡng kể cả việc cho ăn tự do (flushing) và sử dụng cám nuôi con.
Altrenogest được tiếp tục cho ăn thêm 06 ngày sau khi cai sữa đảm bảo tổng ngày sử dụng Altrenogest là 08 ngày (01 ngày trước khi cai sữa + ngày cai sữa + 06 ngày sau cai sữa). Theo quy trình này thì ngày cuối cùng sử dụng Altrenogest là 01 ngày trước khi cai sữa nhóm nái kế tiếp theo quy trình thông thường của trại. Bởi vì, những nái sử dụng Altrenogest sẽ tự động lên giống sau khi ngừng sử dụng Altrenogest được 04 – 05 ngày tương ứng với nhóm nái cai sữa thông thường. Những nái được hỗ trợ điều trị bằng Altrenogest sẽ được xếp chung vào nhóm nái sản xuất kế tiếp.
Nếu phương pháp này được áp dụng đều đặn thì số lương nái phối theo tuần sẽ không bị giảm (ngoại trừ nhóm đầu tiên khi bắt đầu áp dụng) bởi vì mỗi tuần đều có một số nái sẽ được chuyển qua nhóm phối kế tiếp, và chính bản thân của nhóm phối này cũng sẽ nhận những nái từ nhóm trước đó chuyển sang. Vì thế, số lượng nái phối hầu như sẽ được duy trì ổn định và chuỗi năng suất sẽ không bị ảnh hưởng.
Biểu đồ 04: Kết quả của việc sử dụng Altrenogest trên nái lứa 02 ngày sau trong vòng 07 ngày cai sữa đối với tỷ lệ đậu thai
Biểu đồ 05: Kết quả của việc sử dụng Altrenogest trên nái lứa 02 ngày sau trong vòng 07 ngày cai sữa đối với tổng số con sinh ra
Biểu đồ 06: Kết quả của việc sử dụng Altrenogest trên nái lứa 02 ngày sau trong vòng 07 ngày cai sữa đối với số ngày không sản xuất.
Nguồn thông tin: C. Pereida et al. IPVS Cancún (Mexico) 2012. Được thực hiện tại trại 1,850 nái
Nghiên cứu:
Tại IPVS 2012, Pereida và cộng sự đã mang đến những điều có giá trị về việc sử dụng Altrenogest trên nhóm nái cai sữa lứa 01 trong vòng 07 ngày từ khi cai sữa và sự cải thiện năng suất trên những nái này ở lứa 02 được thể hiện ở biểu đồ số 04, 05 và 06:
- Tỷ lệ đẻ cải thiện từ 80,7% lên 90%
- Tổng số con sinh ra tăng trung bình 0,3 con/lứa
- Số ngày không sản xuất giảm được 24,5 ngày: từ 79,3 ngày xuống còn 54,8 ngày
Việc giảm số ngày không sản xuất và tăng năng suất sinh sản (tỷ lệ đẻ và số con sinh ra) rõ ràng đã bù lại phần chi phí trong việc sử dụng Altrenogest.
Dĩ nhiên, để hạn chế sự suy giảm thể trạng của nái, chiến lược gia tăng lượng ăn cho nái trong giai đoạn nuôi con cần được áp dụng bao gồm:
- Làm mát chuồng nuôi
- Tập cho nái đứng lên thường xuyên
- Vệ sinh máng ăn hàng ngày
- Sử dụng thức ăn đậm đặc và cho ăn nhiều lần trong ngày
- Tránh tình trạng thức ăn bị lên men (nhiệt độ cao trong chuồng nuôi con dễ làm thức ăn lên men)
- Cho uống nước tự do, bổ sung nước uống
- Tốc độ nước uống hợp lý (tối thiểu 2 lít/phút)
Virbac Team
http://www.repropigdigitalmagazine.com/EN/Repropig4/assets/resources/Second_parity_syndrome.pdf
- virbac li>
- Altrenogest li>
- Kiểm soát hội chứng lứa 2 li>
- Altrenogest là Progesterone li> ul>
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất