Thực tế các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng. Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm thịt, trứng gia cầm, Việt Nam phải chịu nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt tại các nước nhập khẩu, khiến các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi của nước ta đang bị yếu thế và thiệt thòi ngay trên sân nhà.
Điêu đứng vì nhập siêu
Từ cuối quý IV/2022 đến nay, ngành chăn nuôi, chế biến và kinh doanh gia súc, gia cầm trong nước phải lao đao giữ thị trường cả nội lẫn ngoại. Riêng tại TP.HCM, việc nhập siêu các sản phẩm thịt và phụ phẩm khiến hàng trăm cửa hàng bán lẻ thịt heo của doanh nghiệp phải đóng cửa. Tình hình thu hẹp sản xuất diễn ra khi giá cả sụt giảm chưa từng có. Không chỉ phân khúc cao cấp, ngay cả phân khúc bình dân cũng phải giành giật từng đơn hàng nhỏ để duy trì doanh số với nguồn nhập khẩu giá rẻ.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, năm 2023 lượng heo nhập khẩu đạt gần 400 ngàn tấn, chiếm trên 10% lượng thịt heo sản xuất trong nước; gia cầm nhập khẩu trên 350 ngàn tấn, chiếm tới 25-27% so với sản xuất trong nước. Lượng thịt và các phụ phẩm trâu, bò đông lạnh nhập khẩu cũng tăng mạnh. Ngoài ra còn một lượng lớn vật nuôi sống được nhập tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới chưa thể thống kê, kiểm soát.
Tình hình thu hẹp sản xuất diễn ra khi giá cả sụt giảm chưa từng có và do hàng nhập giá rẻ cạnh tranh (Ảnh: Quang Anh)
Ông Phạm Công Thành, đại diện một doanh nghiệp chăn nuôi tại tỉnh Bắc Giang cho rằng, hạn chế lâu nay của Việt Nam là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn nhập khẩu nên khiến giá thành sản xuất tăng cao. Đây là vấn đề khó cho cả thị trường nội lẫn ngoại.
“Khi giá thực phẩm trong nước hơi cao thì đôi khi cơ quan chức năng họ mở ra một chút, để người tiêu dùng có cơ hội sử dụng đa dạng sản phẩm chứ mà đóng kín quá thì người tiêu dùng phải sử dụng những sản phẩm giá đắt hơn. Tuy nhiên, về quan điểm bảo vệ sản xuất trong nước, phải cho nhập có chừng mực để người chăn nuôi trong nước còn có cơ hội phát triển, việc này cần phải điều tiết rất nhịp nhàng”, ông Thành nêu quan điểm.
Hiện nay, giá gà, vịt và heo đều rất thấp. Người chăn nuôi gà và heo đang gánh lỗ khoảng 10.000 đồng/kg khi xuất chuồng. Nhiều doanh nghiệp, trang trại lớn phải giảm đàn, chăn nuôi cầm chừng, kéo theo cả hệ sinh thái cung ứng, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Xu hướng doanh nghiệp đang gia tăng thắt chặt chi tiêu do sản xuất gặp khó khăn, các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp ưu tiên chọn mặt hàng nhập giá rẻ về chế biến. Điều đáng báo động là tình trạng nhập khẩu rất nhiều sản phẩm chăn nuôi thải loại như: gà đẻ và thứ phẩm của lò mổ là nội tạng, đầu, móng giò… về làm thực phẩm.
Việc tạo rào cản công khai về con giống sẽ giúp khắc phục những điểm yếu của ngành chăn nuôi trong nước (Ảnh: Quang Anh)
Theo ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Hải Thịnh, khi quy mô sản xuất còn nhỏ và yếu thì những vấn đề trên rất cần sự vào cuộc hỗ trợ của Nhà nước, sự điều tiết linh hoạt của các cơ quan cấp phép xuất nhập khẩu.
“Để khép kín được hoạt động sản xuất nội địa làm thế nào để người tiêu dùng sản phẩm được lợi, được tiếp xúc với những sản phẩm tốt thì nói chung là phải cần bàn tay của các cơ quan quản lý nhà nước, hỗ trợ cơ chế chính sách cho doanh nghiệp nông nghiệp tồn tại thì mới trụ được”, ông Lê Văn Hải nói.
Rào cản kỹ thuật có tạo nên sự công bằng?
Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, hoạt động nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp đang được kiểm soát tốt nhưng vẫn có thời điểm gây nên sự mất công bằng cho doanh nghiệp nội địa. Ông Công cho rằng, dù phải tuân thủ các hiệp định thương mại song phương nhưng tình trạng nhập khẩu thịt, nội tạng mà giá rẻ hơn cả giá chăn nuôi, sản xuất và giá bán trong nước đang khiến hoạt động chăn nuôi lao đao.
Ông Công cho rằng để cuộc chơi công bằng hơn, đại diện vùng chăn nuôi lớn nhất nước cũng kiến nghị, khi xuất hàng đi các nước, doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ vấn đề truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, hàng nhập vào Việt Nam cũng cần phải đáp ứng thông lệ quốc tế, minh bạch hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ. Trong quá trình cấp phép có thể chủ động giảm thời hạn sử dụng của lô hàng từ 2-3 tháng, vừa tạo được hàng rào kỹ thuật, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm cho người Việt.
Cần có chính sách đặc thù để tăng tính tự vệ trong ngành chăn nuôi (Ảnh: Quang Anh)
“Chúng tôi biết là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt là Cục Thú ý cũng đang làm rất mạnh và đưa ra những khuyến cáo, kiểm tra chặt vấn đề này. Tuy nhiên, ngoài nhập khẩu thịt chính phẩm thì việc nhập khẩu nội tạng đang gây rất nhiều khó khăn cho ngành chăn nuôi, kể cả dịch bệnh nếu chúng ta không kiểm soát kỹ”, ông Công lo ngại.
Theo ông Võ Quang Nhân, Trưởng phòng Dịch vụ maketing Công ty Woosung, đại diện Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Tiền Giang, trong thời gian tới, ngoài kỹ thuật chuyên môn cần có những rào cản khác phù hợp với thông lệ quốc tế mới phát huy được nội lực trong nước. Trong đó, về vấn đề năng suất trong chăn nuôi, việc tạo rào cản công khai về con giống sẽ giúp khắc phục những điểm yếu của ngành chăn nuôi trong nước.
“Thịt khi nhập vào Việt Nam là thịt của con giống ở bên kia, phù hợp hơn với người bản địa bên đó. Khi mình tạo rào cản kỹ thuật này sẽ tốt hơn. Ngoài ra, ngành chăn nuôi Việt Nam đang yếu về con giống, mà chăn nuôi chỉ trông cậy thứ nhất vào thức ăn, thứ hai là con giống. Lĩnh vực thức ăn Việt Nam thì cơ bản ổn rồi, chỉ giải quyết vấn đề con giống nữa kết hợp với hàng rào kỹ thuật thì tương lai gần, 2-3 năm tới ngành chăn nuôi mới ổn lại được”, ông Võ Quang Nhân cho biết.
Năm 2023, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam là 3,53 tỷ USD. Ngoài nhập khẩu chính ngạch còn một khối lượng rất lớn nhập lậu theo đường tiểu ngạch. Trong khi đó, xuất khẩu chỉ đạt 515.000 USD. Với tình trạng này, khi các dòng thuế quan các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về mức 0% thì Việt Nam có thể trở thành nước nhập siêu. Nếu so về giá, hàng nội chắc chắn không thể cạnh tranh. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp trong nước đang đứng bên bờ vực phá sản nếu không có những điều chỉnh linh hoạt, kịp thời của cơ quan chức năng.
Nguyễn Quang/VOV-TPHCM
Nguồn: VOV
- Kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/09/2024
Tin mới nhất
T2,09/09/2024
- Kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Bộ Công Thương thực hiện cấp phép xuất, nhập khẩu và quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất