Trong lúc mọi người đổ xô nuôi bò, cá… làm giàu, thì ông Nguyễn Hồng Ngự (ngụ ấp 6, xã Lương Nghĩa, H.Long Mỹ, Hậu Giang) lại chọn con trâu. “Cũng nhờ cách làm lạ đời mà “sản phẩm” của tôi không đụng hàng, dễ bán”, ông Ngự tâm đắc.
Tỉ phú Nguyễn Hồng Ngự. Ảnh: Bình Nguyên
Những ngày trung tuần tháng Giêng, sau nhiều lần thất hẹn vì bận “du mục” theo những đàn trâu, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được ông Ngự tại xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy, Hậu Giang). Trên bãi đất trống, hình ảnh một người đàn ông dáng thấp đậm, da ngăm đang chạy đôn chạy đáo lo cho đàn trâu hơn 20 con làm chúng tôi khá bất ngờ, khi hỏi ra mới biết đó là tỉ phú Nguyễn Hồng Ngự. Vừa ngơi tay, ông Ngự nói: “Khẩn trương gom đàn trâu để đưa lên xe chuyển ra Bắc. Tranh thủ chuyến cuối năm kiếm tiền ăn Tết”. Tiếp chuyện với ông trong quán nước nhỏ ven đường, câu chuyện làm giàu cùng những ký ức bôn ba với con trâu cứ thế ùa về…
Ngã rẽ cuộc đời
Câu chuyện thu mua trâu bỗng rẽ ngang hướng khác khi có người hỏi ông Ngự về cơ duyên với con trâu. “Cách khởi nghiệp của tôi không giống ai, vì người khác cho là xui thì với tôi nó lại hên”, giọng từ tốn ông Ngự kể tiếp ông học đến lớp 11, do gia cảnh khó khăn phải nghỉ học ở nhà làm ruộng. Trước đây, vùng Lương Nghĩa quê ông đất đai nhiễm phèn nặng nên làm lúa một công mỗi năm chỉ được vài trăm ký không đủ sống. Sau ngày thành gia lập thất, các con ra đời, gánh nặng cơm áo gạo tiền lại đè lên vai buộc ông Ngự phải tìm đủ mọi phương kế kiếm sống. “Lúc này bực nhất là làm lúa không có trâu kéo. Nghe người ta kêu bán con trâu 5 vú rẻ nên tôi gom hết tiền, vàng mừng cưới, mượn thêm tiền của bà con mua con trâu này về kéo lúa. Nhiều người nói mua nuôi xui lắm nhưng chỉ vụ đầu tôi kéo ruộng nhà, dư thời gian kéo lúa cho hàng xóm cũng để dành mua gần được gần cây vàng. Vài tháng sau con trâu này đẻ tôi gầy đàn. Vậy là có đàn trâu như hôm nay”, ông Ngự nói.
Kể từ đó, ông Ngự tập trung chăm sóc đàn trâu. Từ vài con ban đầu, dần dà làm có tiền ông mua thêm cứ thế đàn trâu sinh sôi nảy nở lên đến hàng chục con. “Mới đó mà đã hơn 25 năm tôi gắn với nghề nuôi trâu…”, ông Ngự nói.
Bây giờ, trời vừa hửng sáng ông Ngự lại đưa trâu ra đồng. Theo ông Ngự, trâu rất thích ở ngoài đồng để ngâm mình dưới nước nên hầu như cả ngày phải thả lan, đến chiều mới dắt về chuồng. “Nuôi trâu thấy vậy chứ không cực mà trái lại còn khỏe hơn nuôi các vật khác. Vì con trâu dễ tính, thức ăn chính là cỏ, chỉ cần cung cấp đủ lượng cỏ cần thiết, còn lại hầu như không phải tốn công chăm sóc gì nhiều”, ông Ngự nói.
Khi đàn trâu sinh sôi nảy nở, để kiếm thêm tiền từ số trâu đực dôi dư, ông Ngự làm dịch vụ cho thuê trâu với giá 6 triệu đồng/con/năm. Theo ông Ngự, người ta thuê trâu đực chủ yếu để kéo lúa, rơm. Đến cuối năm ông nhận trâu về, vừa không mất công chăm sóc trong 1 năm mà con trâu lại lớn thêm bán sẽ lời nhiều. Hiện ông Ngự đang có trong tay hơn 140 con trâu, trong đó có hàng chục trâu cái đang sinh sản, mỗi năm cho thêm gần 40 con nghé. Bên cạnh bán trâu giống, cho thuê trâu đực, ông Ngự còn đi thu mua trâu bán lại kiếm thêm tiền.
Những đàn trâu du mục
Người dân xã Lương Nghĩa cho biết họ ấn tượng nhất về ông Ngự chính là việc ông mê trâu đến kỳ lạ. Nhiều người còn gọi ông là “kẻ du mục” với đàn trâu. Người ta còn nói đi đâu ở miền Tây mà gặp đàn trâu khoảng chục con có thể đó là trâu của ông Ngự. Bởi ông gửi trâu khắp nơi, có lúc lên tận Bảy Núi (An Giang), vùng biên giới Giang Thành hay Gò Quao (Kiên Giang)… ở đâu có đồng cỏ tốt là có đàn trâu của ông.
Ông Ngự kể có lần đi du lịch ở vùng Bảy Núi, khi xe chạy qua một cánh đồng cỏ xanh rì, bát ngát, không cầm được lòng ông nhất quyết kêu tài xế dừng lại. Đứng ngắm đồng cỏ hồi lâu, ông quyết định bỏ đoàn để tìm cách đưa đàn trâu đến gửi. Ông ở lại đó 2 ngày để lân la tìm người “uy tín” gửi đàn trâu nhờ trông hộ. Vậy là vài hôm sau, đàn trâu hơn chục con của ông Ngự có mặt ở Bảy Núi. Nhờ cỏ tốt, khí hậu trong lành, vài tháng sau ông có đàn trâu béo tốt, chưa kể có thêm nghé… và người dân địa phương cũng có tiền từ chăm sóc trâu cho ông.
Trong làm ăn, ngoài nhạy bén, ông Ngự là một người luôn có tấm lòng rộng mở. Ông nói: “Mình có của ăn của để nhờ con trâu, nay mình dùng con trâu giúp người khác âu cũng là lẽ phải ở đời”. Vậy là hơn 40 con trâu cái của ông lại “tìm đến” những hộ có ít đất sản xuất, hoàn cảnh khó khăn nhằm mở cho họ cơ hội thoát nghèo. “Tôi áp dụng hình thức giao trâu và chia đôi lợi nhuận. Tức ban đầu tôi cho họ mượn 1 con trâu cái, sau một thời gian chăm sóc con trâu này sẽ đẻ con, giá trị con nghé được chia đôi. Bằng cách này, nhiều hộ đã cải thiện được cuộc sống gia đình”, ông Ngự nói.
Theo ông Ngự, lúc đầu ông cũng không nghĩ mình sẽ mở rộng đàn trâu nhiều như vậy. Nhưng trong quá trình làm ăn, ông nghiệm ra rằng nuôi trâu đem lại lợi nhuận cao, chỉ cần tốn ít thời gian, tiêm ngừa đầy đủ thì trâu phát triển rất tốt, không bệnh tật. Có được con trâu trong nhà xem như có tài sản lớn. Nhờ con trâu mà ông Ngự có trong tay hơn 200 công đất. Ông cũng vừa mua chiếc ô tô trị giá hơn 1,2 tỉ đồng và dự định qua Tết sẽ cất lại ngôi nhà khoảng 2 tỉ đồng. “Nuôi trâu cực nhất là lúc đồng xuống giống hết, không còn cỏ. Để gỡ khó giai đoạn này, tôi dành mấy héc ta đất trồng cỏ, thả trâu. Coi như lập trang trại mini. Lúc kẹt đưa hết đàn trâu về đây thì có sẵn nguồn thức ăn duy trì, đợi đến ngày đưa trâu đi gửi tiếp”, ông Ngự nói.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Nghĩa, cho biết: “Mua trâu về vỗ béo, rồi cho sinh sản cho thấy sự nhạy bén trong cách làm giàu của anh Ngự, bởi bây giờ người ta đổ xô nuôi bò chứ ai nuôi trâu. Rồi anh dành nhiều đất trồng cỏ, giúp người khác có công ăn việc làm cho thấy anh rất sáng tạo trong làm ăn. Mà nông dân bây giờ phải như thế mới làm giàu nhanh và bền vững”.
Có lẽ ở miền Tây, ít ai biết được ông Ngự là người hiếm hoi đưa trâu, rồi dưỡng trâu mang ra thi thố tại hội chọi trâu Đồ Sơn. Đến nay, ông đã đưa 15 con trâu ra đó thi thố và giành được 2 giải ba, 1 giải nhì. Hiện ông đang gửi 3 con trâu cho bạn bè ngoài Bắc nuôi, huấn luyện và dưỡng thêm 2 con trâu tại nhà nhằm chuẩn bị cho các mùa chọi trâu vào những năm tới. “Cái này không mấy ai ở miền Tây làm được đâu nghe. Với tôi, thắng thua không quan trọng, chủ yếu góp vui. Với lại, một con trâu chọi có thắng thua gì bán cũng lời gấp nhiều lần trâu thường”, ông Ngự nói.
Bình Nguyên
Nguồn: Báo Cần Thơ
- chăn nuôi trâu li>
- trâu du mục li> ul>
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
Tin mới nhất
T4,11/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất