Sau khi thu hoạch lúa mùa, người dân xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai tranh thủ phơi khô, thu gom, tích trữ rơm làm thức ăn dự trữ cho gia súc. Cán bộ nông nghiệp xã đã trực tiếp đến các hộ chăn nuôi để phổ biến, hướng dẫn bà con cách phối trộn, bảo quản, dự trữ thức ăn trong mùa đông và các biện pháp chăm sóc, phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
Ông Hảng Seo Toán, Chủ tịch UBND xã Lùng Thẩn cho biết: Hiện, xã có hơn 1.400 con đại gia súc. Để đảm bảo đủ nguồn thức ăn và phòng, chống đói rét cho đàn gia súc trong mùa đông, ngay từ khi thu hoạch vụ mùa, xã vận động người dân dự trữ rơm, bí ngô.
Cùng với đó, vận động hộ chăn nuôi tận dụng đất trống trồng cỏ bổ sung thức ăn xanh cho gia súc. Đến nay, trên 90% hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tích trữ được nguồn thức ăn cho vật nuôi trong mùa đông.
Huyện vùng cao Mường Khương cũng vận động người dân dự trữ thức ăn thô, xanh và bổ sung thức ăn tinh cho gia súc, tận dụng triệt để sản phẩm phụ từ trồng trọt, cắt cỏ tự nhiên để phơi khô hoặc ủ chua; tuyên truyền, hướng dẫn bà con gieo ngô dày, tận dụng đất quanh nhà, ven đường để trồng cỏ, đồng thời vận động người dân làm chuồng nuôi nhốt gia súc trong mùa đông.
Qua rà soát, thống kê của địa phương, tổng đàn gia súc lớn của huyện Mường Khương hiện có hơn 11.000 con, trong đó đàn trâu chiếm 73%. Toàn huyện có hơn 4.100 hộ chăn nuôi, trong đó hơn 99,8% hộ dự trữ thức ăn cho gia súc. Bên cạnh đó, diện tích trồng cỏ hiện có trên địa bàn huyện là 145 ha, diện tích ngô dày hơn 10 ha.
Lào Cai là tỉnh miền núi, vào mùa đông, thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn gia súc, trong khi đó, lượng thức ăn xanh tại các đồi cỏ tự nhiên không đủ. Do vậy, ngay từ tháng 9, khi nông dân vùng cao thu hoạch lúa, các địa phương chỉ đạo người dân chủ động phơi khô rơm rồi cất trữ trong kho, trên gác hoặc đánh đống và che chắn cẩn thận.
Ngoài nguồn rơm khô dự trữ, cây vụ đông (ngô, đậu tương, khoai lang…) cũng là nguồn thức ăn quan trọng cho trâu, bò trong mùa đông nên ngành nông nghiệp tuyên truyền, hướng dẫn người dân tận dụng đất quanh nhà, ven đường, đồi bãi để gieo ngô dày, trồng cỏ.
Kim Thoa – Khánh Ly
Nguồn: Báo Lào Cai
- thức ăn gia súc li> ul>
- USMEF: Xuất khẩu thịt bò Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt gần 7 tỷ USD
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Chi Lăng: Nhân rộng mô hình chăn nuôi ngựa bạch
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 29/10/2024
- Khởi nghiệp từ phân trùn quế
- Sản lượng thịt lợn của EU năm 2024 dự kiến đạt 20,77 triệu tấn
- Xây dựng chính sách khuyến khích chăn nuôi an toàn sinh học
- Sắp diễn ra hội thảo “Giảm tỉ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn: Một tác động, đa lợi ích
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Công ty Việt Nhật thuộc Vinamilk tuyển dụng nhiều vị trí
Tin mới nhất
T4,30/10/2024
- USMEF: Xuất khẩu thịt bò Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt gần 7 tỷ USD
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Chi Lăng: Nhân rộng mô hình chăn nuôi ngựa bạch
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 29/10/2024
- Khởi nghiệp từ phân trùn quế
- Sản lượng thịt lợn của EU năm 2024 dự kiến đạt 20,77 triệu tấn
- Lào Cai: Quan tâm dự trữ thức ăn cho gia súc
- Xây dựng chính sách khuyến khích chăn nuôi an toàn sinh học
- Sắp diễn ra hội thảo “Giảm tỉ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn: Một tác động, đa lợi ích
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất