Nghiên cứu được trình bày tại hội thảo của Hiệp hội khoa học Gia cầm (PSA) năm 2021 cho thấy kích thước hạt nghiền mịn hơn hỗ trợ tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng việc nghiền ngô mịn hơn không mang lại bất kỳ lợi ích nào về sức khỏe đối với năng suất gà thịt. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu luôn tranh luận về kích thước hạt thô hơn giúp hệ thống đường ruột khỏe mạnh hơn vì gia cầm cần “độ cứng” để hệ tiêu hóa hoạt động như mong muốn. Và nói chung, điều đó vẫn đúng.
Tuy nhiên, điều đã thay đổi là tuổi xuất chuồng của gà thịt đang ngày càng sớm hơn, với 35 ngày là tiêu chuẩn ở nhiều khu vực hiện tại. Vì vậy, mỗi ngày đều có giá trị hơn so với tuổi xuất chuồng lúc 56 ngày (đây là số ngày nuôi mà tôi nhớ khi còn là sinh viên).
Thêm nữa, năng suất gà thịt ở giai đoạn khởi động (0-7 ngày) đang ngày càng được quan tâm – điều mà trước kia chưa được nghĩ tới. Ngày nay, người ta đã xác định rõ ràng dinh dưỡng sớm trong những ngày đầu tiên của cuộc đời gia cầm không chỉ giúp tăng năng suất toàn giai đoạn mà còn cả về sức khỏe và tỷ lệ sống.
Với tất cả những điều trên, một sinh viên đại học Emily K. Stafford từ đại học Bang Middle Tennessee đã thử nghiệm với ba kích cỡ hạt ngô ở gà thịt từ ngày 1 đến ngày 21 tuổi. Và trong ba kích thước thì kích thước hạt mịn nhất (khoảng 800 micron) giúp gà tăng trưởng cao hơn (180g/ngày) so với hai kích thước hạt 1400 và 2000 micro, có tăng trọng hằng ngày lần lượt là 177 và 169g/ngày. Đây là kết quả của 7 ngày tuổi đầu tiên , điều này rất quan trọng vì sau đó cho gà ăn với bất kì kích thước hạt nào cũng có năng suất tương đương.
Phát hiện quan trọng này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy gà con đáp ứng tốt với việc bổ sung enzyme amylase, sự hồ hóa tinh bột và kích thước nhỏ hơn. Cho dù đây là sự phản ánh về tiềm năng phát triển lớn hơn so với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của chúng hay là một sự thật hiện hữu mà trước đây chúng ta từng nhận ra thì vấn đề ở đây là gà thịt non phải là một phần của khái niệm mới được gọi là “dinh dưỡng động vật non”.
Nguồn tin: ACARE VIETNAM
- dinh dưỡng gà con li>
- úm gà con li>
- gà con li> ul>
- Các nhà nghiên cứu tìm cách kiểm soát aflatoxin trong ngô
- Bệnh sán lá gan trên bò sữa
- Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ
- Hàm lượng Arginine tối ưu trong khẩu phần ăn để tăng tăng trọng, miễn dịch cho gà thịt và nâng cao chất lượng thân thịt
- Dinh dưỡng bổ sung trong thời gian theo mẹ để mang lại lợi ích dài hạn
- Ảnh hưởng của peptide tôm thủy phân lên năng suất và màu sắc gà ri Hải Phòng
- Bảng tính giá thành chăn nuôi lợn thịt quy mô 200 con
- Nguồn chất béo phù hợp và sử dụng hợp lý trong thức ăn chăn nuôi
- 6 yếu tố lưu ý khi kiểm soát suyễn heo
- Kỹ thuật vỗ béo bò mang lại lợi nhuận cao
Tin mới nhất
T6,13/09/2024
- Khắc phục chăn nuôi sau báo để phòng chống dịch bệnh
- Lệ phí thú y và phí trong lĩnh vực chăn nuôi giảm 50%
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất