Một số quy định về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Một số quy định về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

    1. Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020

     

    Điều 45. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh

     

    1. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

     

    2. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đơn của người có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh.

     

    3. Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi.

     

    4. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải thể hiện thông tin về tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm.

     

    5. Chính phủ quy định tiêu chí đối với các loại vật nuôi ở giai đoạn con non được phép sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh và lộ trình bỏ việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi

     

    2. Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 sửa đổi 1 số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP

     

    Điều 12. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh

     

    1. Tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau:

     

    a) Lợn con có khối lượng đến 25 kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi;

    b) Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 đến 21 ngày tuổi;

    c) Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi;

    d) Bê, nghé từ sơ sinh đến 06 tháng tuổi.

     

    2. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.

     

    Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như sau:

     

    a) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của WHO: hết ngày 31 /12/2020

    b) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh rất quan trọng: hết ngày 31/12/2021

    c) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh quan trọng: hết ngày 31/12/2022;

    d) Thuốc thú y có chứa kháng sinh không thuộc quy định tại điểm a, b và c khoản này: đến hết ngày 31/12/2025

     

    3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục kháng sinh quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều này (quy định tại Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT)

     

    3. Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 14/01/2020; Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi 1 số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT

     

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

     

    1. Sử dụng thuốc thú y có chứa kháng sinh để phòng bệnh cho động vật là việc sử dụng thuốc thú y có chứa kháng sinh cho động vật trên cạn ở giai đoạn con non theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP, có nguy cơ mắc bệnh và chưa có dấu hiệu lâm sàng của bệnh.

     

    2. Sử dụng thuốc thú y có chứa kháng sinh để điều trị dự phòng cho động vật là việc sử dụng thuốc thú y cho một nhóm động vật có nguy cơ mắc bệnh khi trong nhóm có một hoặc nhiều động vật được chẩn đoán, xét nghiệm với kết luận mắc bệnh, nghi mắc bệnh hoặc để phòng, trị nhiễm trùng trước và sau phẫu thuật cho động vật.

     

    3. Sử dụng thuốc thú y để điều trị bệnh cho động vật là việc sử dụng thuốc thú y cho động vật có dấu hiệu lâm sàng của bệnh hoặc được chẩn đoán, xét nghiệm với kết luận mắc bệnh.

     

    4. Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; kê đơn, đơn thuốc thú y, Thông tư số 13/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi 1 số Điều của Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT

     

    Điều 13. Nguyên tắc kê đơn thuốc thú y

     

    Tất cả các loại thuốc thú y phải được kê đơn khi sử dụng, trừ Điều 14

     

    Điều 14. Các loại thuốc thú y không phải kê đơn

     

    1. Thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị bệnh cầu trùng (thêm 3 chất tại TT 13/2022/TT-BNNPTNT)

     

    2. Thuốc thú y có chứa hoạt chất sát trùng, khử trùng, tiêu độc dùng

     

    3. Các loại vắc xin, kháng thể dùng trong thú y.

     

    4. Hoóc môn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

     

    5. Các loại thuốc TY dùng cho mục đích tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh.

     

    6. Thảo dược, dược liệu dùng trong thú y.

     

    7. Thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị nội, ngoại ký sinh trùng (bổ sung tại TT 13/2022/TT-BNNPTNT)

     

    Điều 13. Nguyên tắc kê đơn thuốc thú y

     

    Tất cả các loại thuốc thú y phải được kê đơn khi sử dụng, trừ Điều 14

     

    Điều 14. Các loại thuốc thú y không phải kê đơn

     

    1. Thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị bệnh cầu trùng (thêm 3 chất tại TT 13/2022/TT-BNNPTNT)

     

    2. Thuốc thú y có chứa hoạt chất sát trùng, khử trùng, tiêu độc dùng

     

    3. Các loại vắc xin, kháng thể dùng trong thú y.

     

    4. Hoóc môn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

     

    5. Các loại thuốc TY dùng cho mục đích tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh.

     

    6. Thảo dược, dược liệu dùng trong thú y.

     

    7. Thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị nội, ngoại ký sinh trùng (bổ sung tại TT 13/2022/TT-BNNPTNT)

     

    Điều 18. Nội dung kê đơn, đơn thuốc thú y

     

    Đơn thuốc thú y có giá trị sử dụng 01 lần và phải có dấu hiệu để nhận biết ngay sau khi đã sử dụng.

     

    Điều 19. Kê đơn thuốc thú y trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

     

    1. Kê đơn thuốc thú y có chứa kháng sinh để phòng bệnh cho động vật

     

    a) Việc kê đơn thuốc thú y có chứa kháng sinh để phòng bệnh cho động vật chỉ được áp dụng cho động vật ở giai đoạn con non. Việc xác định động vật ở giai đoạn con non theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP;

    b) Việc kê đơn được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13, Điều 17, Điều 18 Thông tư này và bảo đảm hợp lý, an toàn, hiệu quả. Đơn thuốc theo Mẫu 2 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

     

    2. Kê đơn thuốc thú y để điều trị, điều trị dự phòng cho động vật được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Thông tư này. Đơn thuốc theo Mẫu 1 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

     

    Điều 22. Lưu đơn thuốc thú y

     

    1. Tổ chức, cá nhân hành nghề khám bệnh, chữa bệnh động vật, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở buôn bán thuốc thú y, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải lưu đơn thuốc trong thời gian 02 (hai) năm kể từ ngày kê đơn.

     

    2. Việc lưu đơn thuốc thực hiện một trong các hình thức sau đây:

     

    a) Lưu bản chính hoặc bản sao đơn thuốc;

    b) Lưu đơn thuốc trên phần mềm phải đảm bảo truy xuất được. Thông tin bao gồm: tên và địa chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh động vật (nếu có); họ và tên của người kê đơn thuốc; tên, địa chỉ cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng đơn thuốc; họ tên, địa chỉ của chủ động vật, loài động vật; tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng.

     

    Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan

     

    Trách nhiệm của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y:

     

    a) Chỉ trộn vào thức ăn chăn nuôi các loại thuốc thú y phải kê đơn khi có đơn thuốc của người kê đơn theo quy định tại Thông tư này;

    b) Lưu đơn thuốc thú y theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

     

    ĐƠN THUỐC ÁP DỤNG CHO KÊ ĐƠN THUỐC THÚ Y

     

    ĐIỀU TRỊ CHO ĐỘNG VẬT (sửa tại TT13/2022 – Mẫu 01)

     

    Tên, địa chỉ, ĐT của cơ sở KCB (nếu có):

    Mã số chứng chỉ hành nghề

    của người kê đơn:

    Địa chỉ của người kê đơn:

    Điện thoại của người kê đơn:

    ĐƠN THUỐC 

    Họ tên chủ cơ sở chăn nuôi/NTTS:  

    Tên trang trại/ cơ sở chăn nuôi/NTTS (nếu có):

    Địa chỉ (1):

    Điện thoại:  FAX: (nếu có)      

    Loài động vật (2):.. .Số lượng động vật (con) (3):

    Số lượng ao/ bể/ hồ/ chuồng nuôi có động vật bị bệnh được kê đơn thuốc:        

    Lứa tuổi (4):        Giống (nếu cần):     

    Chẩn đoán:                Thuốc điều trị (5):       

    Thời gian ngừng sử dụng thuốc:         

    Lời dặn (6):

    Ngày…. tháng  năm 20

    Người kê đơn/ (Ký, ghi rõ họ tên)

    Ngày hẹn khám lại:

     

    ĐƠN THUỐC ÁP DỤNG CHO KÊ ĐƠN THUỐC THÚ Y

     

    ĐIỀU TRỊ CHO ĐỘNG VẬT (sửa tại TT13/2022 – Mẫu 01)

     

    HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC MỤC TRONG ĐƠN THUỐC

     

    Đơn thuốc thú y được thể hiện trên

    giấy trắng, chữ viết rõ ràng

    1. Địa chỉ: Ghi tên địa chỉ của

    trang trại, nơi nuôi động vật: số nhà,

    đường phố, tổ dân phố     

    hoặc  thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn,

    quận/ huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

    2. Loài động vật: Ghi tên loài động vật.

    3. Số lượng động vật (con): Ghi số lượng động vật được kê đơn

    4. Lứa tuổi: Ghi giai đoạn, độ tuổi hoặc trọng lượng động vật hoặc ghi giai đoạn nuôi giống, thương phẩm đối với động vật thủy sản.

    5. Thuốc điều trị: ghi đủ thông tin theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT.

    6. Lời dặn:

    – Chế độ dinh dưỡng cho động vật.

     

    KÊ ĐƠN THUỐC THÚ Y TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

     

    PHÒNG BỆNH CHO ĐỘNG VẬT (sửa tại TT 13/2022 – Mẫu 02)

     

    Tên, địa chỉ, ĐT của cơ sở KCB  (nếu có):

    Mã số chứng chỉ hành nghề của người kê đơn:

    Địa chỉ của người kê đơn:

    Điện thoại của người kê đơn:

    ĐƠN THUỐC

    Thuốc phòng bệnh (1): …

    Mục đích sử dụng (2):   

     Loài động vật (3):…

    Giống (nếu cần):  

    Lứa tuổi (4):

    Tên thức ăn chăn nuôi: …….

    Khối lượng (5):   

    Lời dặn (6):

    Áp dụng tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (7):  

    Ngày ….tháng …. năm 20

    Người kê đơn/(Ký, ghi rõ họ tên)

     

    KÊ ĐƠN THUỐC THÚ Y TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

     PHÒNG BỆNH CHO ĐỘNG VẬT (sửa tại TT 13/2022 – Mẫu 02)

     

    HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC MỤC TRONG ĐƠN THUỐC

    Đơn thuốc thú y được thể hiện

    trên giấy trắng, chữ viết rõ ràng.

    1. Thuốc phòng bệnh: ghi đủ thông

    tin theo quy định tại Điều 18

    Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT.

    2. Mục đích sử dụng: Ghi rõ phòng bệnh gì.

    3. Loài động vật: Ghi tên loài động vật.

    4. Lứa tuổi: Ghi giai đoạn, độ tuổi hoặc trọng lượng động vật được sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y.

    5. Khối lượng: Ghi khối lượng của lô thức ăn chăn nuôi sản xuất có chứa thuốc theo đơn.

    6. Lời dặn: Bổ sung các dặn dò, lưu ý khác (nếu có).

    7. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng đơn thuốc.

     

     

     

    Điều 4. Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi

     

    Thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y để phòng, trị bệnh cho vật nuôi

     

    a) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi (phải kê đơn) phải ghi đủ các thông tin: Tên và hàm lượng kháng sinh, mục đích sử dụng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng, tên và địa chỉ trang trại hoặc cơ sở chăn nuôi (đối với trường hợp điều trị, điều trị dự phòng) trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành phù hợp với nội dung ghi trong đơn thuốc của người kê đơn thuốc thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y;

     

    b) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y không phải kê đơn theo quy định về thú y để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin: Tên và hàm lượng hoạt chất có tác dụng phòng, trị bệnh; mục đích sử dụng; hướng dẫn sử dụng; thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành phù hợp với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thuốc thú y và pháp luật về quản lý thuốc thú y.”

    Nghị định 13/2020 và NĐ 46/2022/NĐ-CP

     

    Đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (hướng dẫn – Mẫu 04.TACN, Phụ lục I ND 13/2020/ND-CP)

     

    Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh.

     

    a) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có thiết bị, dụng cụ để pha trộn thuốc thú y chứa kháng sinh trước khi sản xuất và thiết bị pha trộn này phải tách biệt với dây chuyền sản xuất thức ăn thành phẩm.

     

    Yêu cầu: Thiết bị, dụng cụ để pha trộn thuốc thú y chứa kháng sinh phải bảo đảm không phát tán ra môi trường xung quanh và được tách biệt với dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi.

     

    – Trường hợp cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không có thiết bị trộn trước khi sản xuất thì cơ sở phải có tài liệu chứng minh độ đồng đều của kháng sinh này trong thành phẩm (Bổ sung tại Nghị định 46/2022/NĐ-CP)

     

    b) Có quy trình làm sạch thiết bị, dây chuyền sản xuất để tránh phát tán, nhiễm chéo kháng sinh giữa các lô sản xuất (Mẫu 03.TACN)

     

    Quy trình kiểm soát Kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (điều kiện bắt buộc để cấp Giấy chứng nhận) do cơ sở SXTACN tự xây dựng (Mẫu 02.TACN Phụ lục I NĐ 13/2020)

     

    l) Kiểm soát nhiễm chéo kháng sinh đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có kháng sinh:

     

    – Quy định quy trình làm sạch thiết bị, dây chuyền sản xuất để tránh phát tán, nhiễm chéo kháng sinh giữa các lô sản xuất.

     

    – Quy định về kiểm soát hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm phù hợp với hàm lượng được kê đơn thuốc thú y của người kê đơn.

     

    – Quy định về biện pháp khắc phục, xử lý khi phát hiện trường hợp không phù hợp.

     

    – Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm

     

    5. Nghị định xử phạt vi phạm hành chính 14/2021/NĐ-CP

     

    Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

     

    Hành vi: Không có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh.

     

    (Lưu ý kiểm soát: Thiết bị trộn, dây chuyền sản xuất, quy trình kiểm soát nhiễm chéo)

     

    Điều 22. Vi phạm quy định về sản xuất, mua bán, nhập khẩu TACN chứa KS: Những hành vi như sau

     

    1. Có hàm lượng kháng sinh khác với hàm lượng ghi trên nhãn hàng hóa từ 10% đến dưới 30%.
    2. Không ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo;
    3. Có hàm lượng kháng sinh khác với hàm lượng theo quy định hoặc trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo từ 30% trở lên;
    4. Không có đơn hoặc không theo đơn của người có chứng chỉ hành nghề
    5. Có chứa kháng sinh trong thức ăn không phải là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm hoặc thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ theo quy định;
    6. Có chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh cho vật nuôi không phải ở giai đoạn con non
    7. Có chứa kháng sinh không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam

     

    TS Ninh Thị Len tổng hợp

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.