Nên thay đổi phương thức cho bò ăn theo khẩu phần thức ăn TMR - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Nên thay đổi phương thức cho bò ăn theo khẩu phần thức ăn TMR

    Tại Việt Nam, các nhà chăn nuôi dẫn đầu trong ngành nông nghiệp nội địa như Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk đều đã áp dụng triệt để phương pháp cho bò ăn theo TMR.

     

    Thông thường, các hộ chăn nuôi bò sữa ở TP. Hồ Chí Minh đều áp dụng phương thức cho bò ăn riêng từng loại thực liệu; trong đó, thức ăn tinh được cho bò ăn trước hoặc sau khi vắt sữa bằng cách trộn chung với nước; sau đó mới cho bò ăn thức ăn thô. Đây là việc cung cấp chất dinh dưỡng không phù hợp với đặc điểm sinh lý của bò sữa, việc chuyển đột ngột từ thức ăn thô sang thức ăn tinh, làm tăng lượng acid lactic ngấm vào máu gây độc là một nguyên nhân gây ra bệnh đau móng, khó thụ thai, lượng sữa không đạt được đỉnh cao của chu kỳ sữa. Nếu mỗi lần cung cấp thực liệu gây xáo trộn môi trường dạ cỏ sẽ ảnh hưởng ngay đến kết quả tiêu hóa.

     

    Do vậy, trong chăn nuôi bò sữa để mang lại hiệu quả kinh tế cao, người chăn nuôi nên cho bò sữa ăn khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR): là khẩu phần phối trộn đều, đầy đủ các loại thức ăn thô, thức ăn tinh (gồm các loại thức ăn hạt, các nguyên liệu cung cấp năng lượng, đạm,…), các phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp, thức ăn bổ sung khoáng, vitamin và các chất phụ gia theo một tỉ lệ nhất định thành một khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh, đồng nhất và cân bằng dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bò.

     

    Việc áp dụng khẩu phần thức ăn TMR đảm bảo cùng một lúc bò được ăn các loại thức ăn khác nhau với lượng phù hợp nhu cầu; người chăn nuôi sẽ kiểm soát hiệu quả lượng thức ăn sử dụng thông qua biến động lượng sữa hàng ngày, từ đó điều chỉnh phù hợp nhu cầu, giúp bò kéo dài độ bền cho sữa, khai thác được nhiều kỳ sữa; ổn định pH dạ cỏ giúp bò chuyển hóa hiệu quả thức ăn thành sữa, nâng cao khả năng sinh sản, cải thiện thể trạng, tăng năng suất, chất lượng sữa; trộn lẫn được các loại thức ăn có mùi vị không dễ chịu, bò không thể lựa chọn loại nguyên liệu mà chúng thích và loại bỏ thức ăn mà chúng không thích do vậy tận dụng được nhiều loại phụ phế phẩm.

     

    Tại Việt Nam, các nhà chăn nuôi dẫn đầu trong ngành nông nghiệp nội địa như Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk đều đã áp dụng triệt để phương pháp cho bò ăn theo TMR. Bên cạnh đó, một số trang trại và các nông hộ có quy mô đàn cao (> 50 con) cũng áp dụng khẩu phần TMR trong chăn nuôi bò sữa như hộ Lê Văn Phi, xã An Nhơn Tây – Huyện Củ Chi đã cho thấy năng suất sữa bình quân tăng so với không sử dụng TMR là 2,42 kg/con/ngày, chênh lệch chi phí thức ăn cho 1 kg sữa sản xuất giữa hai lô là 250 đ/kg sữa và mức chênh lệch lợi nhuận là 12.600 đ/con/ngày.

     

    Kết quả thực hiện chương trình thử nghiệm thức ăn TMR theo công nghệ Israel của Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng – vật nuôi (8/2014 – 5/2015) tại địa bàn huyện Củ Chi, Hóc Môn và Quận 12, cho thấy đàn bò có sử dụng khẩu phần TMR, năng suất sữa tăng từ 2,9 – 6,9 kg/con/ngày, đạt đỉnh sữa ở cuối tháng thứ 2 chu kỳ sữa, cá biệt có con đạt đỉnh sữa là 30 – 32 kg/con/ngày, năng suất sữa tăng đều qua các tháng và duy trì thời gian cho sữa cao kéo dài hơn 60 ngày; ngược lại đàn bò không sử dụng khẩu phần TMR, đỉnh sữa vào tháng thứ 2 của chu kỳ, chỉ duy trì thời gian cho sữa cao khoảng 20 – 30 ngày, sau đó năng suất sữa giảm rất nhanh, không duy trì được đỉnh sữa kéo dài so với đàn bò được ăn khẩu phần TMR. Điều này cho thấy, các hộ chăn nuôi bò sữa cần thay đổi phương thức cho bò ăn theo TMR để nâng cao năng suất, chất lượng sữa, cải thiện sức khỏe, sức đề kháng, khả năng sinh sản, nâng cao thu nhập trong chăn nuôi bò sữa.

     

    Phương pháp phối trộn thức ăn TMR và thời điểm cho ăn

     

    Phương pháp phối trộn thức ăn TMR:

     

    – Đối với những hộ CNBS chưa có máy trộn thức ăn TMR: khẩu phần sau khi được định lượng sẽ trộn thủ công như sau:

     

    – Dùng 1 tấm bạt trải dưới nền chuồng, sau đó trải đều 1 lớp thức ăn thô (cỏ tươi, cỏ khô, thân cây bắp, rơm khô đã được băm thái thành đoạn ngắn 3 – 5cm; lên tấm bạt. Đối với thức ăn quá tươi (nhiều nước) cần phải được phơi héo để tăng tỷ lệ vật chất khô; tiếp theo là thức ăn phụ phế phẩm (hèm bia, xác mì,…); thức ăn ủ chua (bắp ủ, cỏ ủ đã được loại bỏ phần bị nấm mốc và thối (nếu có); thức ăn tinh (cám hỗn hợp, thức ăn hạt, thức ăn cung cấp đạm, chất béo,…); premix (khoáng, vitamin,…); và các loại thức ăn bổ sung khác. Dùng xẻng trộn đều các thực liệu thành hỗn hợp rồi cung cấp cho đàn bò theo khẩu phần đã định lượng.

     

    – Trường hợp nông hộ đã trang bị máy trộn thức ăn TMR: tất cả các thực liệu được cho vào máy trộn theo định lượng, sự vận hành của máy sẽ đảm bảo độ đồng đều và khả năng kết dính của thực liệu cao, giúp tiết kiệm thời gian, và nhân công. Trước hết, cho thức ăn thô vào máy trộn, sau đó là bắp ủ hoặc cỏ ủ chua, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung được đưa vào cuối cùng.

     

    Tuyệt đối không cho thức ăn TMR vào nước ở mỗi cữ ăn của bò.

     

    – Thời gian trộn/mẻ nên theo đúng khuyến cáo của nhà cung cấp máy trộn thức ăn TMR, nếu trộn quá kỹ thì thức ăn thô có cấu trúc sợi xơ dài sẽ bị giảm kích thước. Điều này làm hạn chế hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ, bò ít nhai lại và tăng nguy cơ acid huyết gây ra bệnh đau móng, què chân, có thể dẫn đến tử vong ở bò sữa.

     

    – Đặc biệt, thức ăn TMR sau khi phối trộn xong, chỉ sử dụng trong ngày, không bảo quản lâu để tránh ôi thiu và nấm mốc do quá trình lên men, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy toàn đàn. Ngoài ra, khi chuyển đổi từ cách cho ăn truyền thống (thức ăn tinh + thô cho ăn riêng lẻ) sang thức ăn TMR nên thực hiện trong thời gian từ 3 – 5 ngày, tránh cho bò bị stress khi thay đổi thức ăn đột ngột, làm xáo trộn tiêu hóa ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sữa của đàn bò, thức ăn được cung cấp như sau:

     

    – Ngày đầu tiên: 75% phương thức cũ (Truyền thống) + 25% phương thức mới (TMR)

     

    – Ngày thứ hai: 50% phương thức cũ + 50% phương thức mới (TMR)

     

    – Ngày thứ ba: 25% phương thức cũ + 75% phương thức mới (TMR)

     

    – Ngày thứ tư trở đi dùng 100% phương thức mới (TMR).

     

    Thời điểm cho ăn:

     

    – Đối với các nhóm bê, bò tơ hậu bị: có thể cho ăn 2 lần/ ngày (sáng sớm và chiều mát); Đối với nhóm bò khai thác sữa cần thiết cho ăn 2 – 3 lần/ ngày, thức ăn tươi mới sẽ kích thích tính ham ăn của bò, bò sẽ ăn nhiều hơn, đặc biệt là trong mùa nóng.

     

    – Có thể cho bò ăn thức ăn TMR ngay sau mỗi lần vắt sữa. Điều này giúp giảm nguy cơ bệnh viêm vú do trong thời gian bò đứng ăn từ 30 – 60 phút thì cơ vòng núm vú đóng lại, hạn chế vi sinh vật xâm nhập từ nền chuồng vào bầu vú gây viêm nhiễm.

     

    ThS Liễu Kiều (Phó Giám đốc TTKN Tp.HCM)

    Nguồn: Khuyến Nông TPHCM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.