Cơ quan Thú y và Kiểm dịch thực vật Liên bang Nga Rosselchoznadzor ngày 19/6 đã cấm tạm thời nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và phụ gia thức ăn chăn nuôi từ Cộng hòa Czech. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ ngày 21/6.
Cơ quan y tế của Nga cho biết, quyết định được đưa ra trên cơ sở kết quả thanh tra không đạt yêu cầu đối với các công ty Czech được phép cung cấp thức ăn chăn nuôi và phụ gia cho Nga. Trước đó các cuộc thanh tra tập trung vào đánh giá tiêu chuẩn mà cơ quan thú y của Czech được thực hiện theo yêu cầu của Liên minh kinh tế Á-Âu. Kết quả cho thấy, các cơ quan y tế của Czech đã không đảm bảo quy trình kiểm tra các cơ sở xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và phụ gia thức ăn chăn nuôi sang Liên minh Kinh tế Á-Âu và quy trình sản xuất cũng không đáp ứng yêu của của Liên minh này.
Ảnh minh họa (Ảnh: Sputnik)
Theo Rosselchoznadzor, Czech cũng không tiến hành một cuộc điều tra chính thức đối với những bất thường liên quan đến sản phẩm được phát hiện. Phía Nga sẽ xem xét lại quyết định của mình sau khi phía Czech cung cấp được các hồ sơ cần thiết về các vấn đề đã được xác định.
Cơ quan Thú y và Kiểm dịch thực vật Liên bang Nga trước đây đã cấm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và phụ gia thức ăn chăn nuôi từ Estonia, Litva, Mỹ, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha./.
Nho Biền/VOV-Praha
Nguồn: VOV.VN
- Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi li> ul>
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
Tin mới nhất
T5,19/06/2025
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất