Đồng USD liên tiếp lập đỉnh trong vòng 20 năm, giá dầu quay trở lại mức cao nhất 1 tháng đều là những tiêu đề thường bắt gặp trong giai đoạn gần đây. Thị trường tài chính biến động dữ dội, trong đó thị trường hàng hóa, cụ thể hơn là giá các mặt hàng nông sản cũng không tránh khỏi xu hướng rung lắc mạnh. Điều này đặt ra vấn đề cho không chỉ giới đầu tư mà còn đối với các doanh nghiệp chăn nuôi nội địa.
- Nội địa hóa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn là bài toán khó
- Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ ngày 13-21/9/2022
- Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ ngày 6 – 14/9/2022
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Giá các nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi như: ngô, đậu tương hay lúa mì diễn biến khá trầm lắng trong 2 tháng qua. Tuy nhiên, với những dấu hiệu gần đây khi giá liên tục rung lắc mạnh thì lo ngại về giai đoạn đột phá có thể sẽ xảy ra.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 12/10, giá đậu tương đã ghi nhận mức bật tăng mạnh sau khi chạm mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7. Lúa mì cũng là mặt hàng biến động mạnh mẽ khi giá quay đầu suy yếu, mất đi hoàn toàn mức nhảy vọt vào đầu tuần này. Trước hết, để có chiến lược phù hợp đối với cả nhà đầu tư và doanh nghiệp, chúng ta cần hiểu nguyên nhân của diễn biến trên.
Nguồn cung nông sản vẫn thắt chặt
Vào 23 giờ tối 12/10, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đã phát hành Báo cáo cung-cầu nông sản thế giới (WASDE) tháng 10. Tương tự như hầu hết các báo cáo những tháng trước, giá các mặt hàng nông sản cũng nhanh chóng phản ánh với các thay đổi số liệu. Giá đậu tương đã thể hiện đà tăng rõ nét nhất khi triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn.
Nếu như tồn kho đậu tương niên vụ cũ trong báo cáo ngày 30/9 của USDA cao hơn dự kiến của thị trường đã khiến cho giá mặt hàng này suy yếu thì xu hướng giá lại đang có dấu hiệu đảo chiều sau vài phiên tăng liên tiếp gần đây. Trong báo cáo lần này, USDA đã một lần nữa hạ dự báo năng suất đậu tương niên vụ 2022/23 của Mỹ xuống còn 49,8 giạ/mẫu, thấp hơn kì vọng duy trì ở mức 50,5 giạ/mẫu của thị trường.
Hạn hán nghiêm trọng trong suốt giai đoạn phát triển của cây trồng tiếp tục gây thiệt hại đối với mùa vụ năm nay. Năng suất và sản lượng mùa vụ mới bị cắt giảm mạnh khiến tồn kho cuối niên vụ 22/23 được dự báo đạt 200 triệu giạ, mức thấp nhất trong 7 năm qua.
Ngược lại, giá lúa mì lại chịu áp lực sau Báo cáo WASDE do kỳ vọng vào những điều chỉnh sắp tới. Bất chấp việc Nga cho biết đã có một vụ lúa mì bội thu với sản lượng lên tới 100 triệu tấn dù hoạt động thu hoạch còn chưa kết thúc, USDA vẫn duy trì sản lượng và xuất khẩu lúa mì của nước này ở mức 91 triệu tấn và 42 triệu tấn. Nghi ngờ về số liệu lần này đã khiến lúa mì là mặt hàng giảm mạnh nhất nhóm nông sản. Tuy nhiên, nhìn chung sản lượng lúa mì của Mỹ và Argentina niên vụ 22/23 thấp hơn nhiều so báo cáo cho thấy triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn.
Thời tiết vẫn là mối bận tâm hàng đầu
Hoạt động thu hoạch ngô và đậu tương Mỹ đang trong giai đoạn cao điểm nên khả năng vận chuyển trong thời gian này tới sẽ quyết định lớn đến xu hướng giá các mặt hàng. Sau đợt nắng nóng nghiêm trọng nhất vào mùa hè, độ ẩm vẫn chưa được cải thiện khiến cho mức nước sụt giảm trên con sông Mississippi, tuyến đường vận tải chính đưa hơn 60% nông sản Mỹ tới các cảng xuất khẩu. Điều này gây ra khó khăn khi các sà lan di chuyển qua đây sẽ phải cắt giảm bớt trọng tải và khiến nguồn cung từ Mỹ ra quốc tế sẽ bị gián đoạn.
Không chỉ giai đoạn thu hoạch tại Mỹ, mùa vụ ngô và đậu tương tại 2 quốc gia Nam Mỹ đang trong quá trình gieo trồng cũng đứng trước rủi ro về thời tiết. Theo hãng tin AgRural, tiến độ gieo trồng đậu tương niên vụ 2022/23 của Brazil mới chỉ đạt khoảng 9,6% diện tích dự kiến, chậm hơn năm ngoái do thời tiết thất thường. Nếu tiến độ tiếp tục bị trì hoãn, cây trồng muộn có thể sẽ gặp rủi ro thời tiết bất lợi trong giai đoạn cuối mùa và ảnh hưởng đến năng suất.
Ngoài ra, các chuyên gia thời tiết dự báo mô hình La Nina sẽ tiếp tục xuất hiện trong năm thứ 3 liên tiếp. Đối với Argentina, nếu La Nina quay trở lại, tình hình mùa vụ lúa mì có thể còn nghiêm trọng hơn rất nhiều khi quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán. Đã gần 4 tháng nay, đồng bằng Pampas, khu vực gieo trồng chính không có mưa và mùa đông sắp tới tại Argentina được dự báo là sẽ khô hạn nhất kể từ năm 1995. Tương tự 2 năm nước, sự hiện diện của La Nina sẽ hạn chế lượng mưa tại các khu vực quan trọng và Argentina có thể sẽ phải đối mặt với “đại hạn hán” từng được ghi nhận trong niên vụ 2008/2009.
Giá nông sản sẽ tiếp tục rung lắc mạnh trong quý IV
Giai đoạn tới sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu và giá nông sản cũng sẽ chịu tác động từ những thông tin về nhu cầu. Các động thái cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ quyết định đến sự tăng giá của đồng bạc xanh và các mặt hàng nông sản được niêm yết trên sở Chicago.
Vào ngày 16/10, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra. Cuộc họp kéo dài một tuần diễn ra 5 năm một lần sẽ làm rõ chính sách “Zero Covid” sẽ được duy trì tới khi nào, liệu nhu cầu nhập khẩu nông sản có bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế đầy thách thức hiện tại hay không.
Ngoài ra, mối căng thẳng ở Biển Đen đang một lần nữa “nóng” trở lại cũng khiến cho giá lúa mì dậy sóng. Điều này cũng gây ra những lo ngại về việc Nga sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép các chuyến hàng ngũ cốc từ Ukraine.
MXV cho biết, với bối cảnh nền kinh tế và các yếu tố cơ bản hiện tại, giá nông sản có thể sẽ đón nhận những đợt rung lắc mạnh trong quý IV này. Hiện tại, các mặt hàng đều đang ở mức cao sau những đợt tăng liên tiếp trong 2 năm qua. Để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, việc chờ đợi và kỳ vọng vào xu hướng giảm mạnh vào cuối năm sẽ rất rủi ro, thay vào đó, các doanh nghiệp chăn nuôi nên tận dụng thời điểm giá điều chỉnh ngắn trong các đợt rung lắc để mua hàng.
KHÁNH LINH
Nguồn Nhân Dân
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất