Mỗi năm Việt Nam cần hàng chục triệu tấn nguyên liệu để phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi tại các nhà máy, xí nghiệp trong cả nước nhưng mới chỉ cung ứng được chưa tới 40% còn lại là nhập khẩu. Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập, nhiều đơn vị sản xuất đã và đang tính toán các giải pháp để gia tăng nội địa hóa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập
Việc nội địa hóa nguyên liệu rất phù hợp với chiến lược chăn nuôi của Việt Nam đang hướng tới, tuy nhiên theo các nhà sản xuất, đây là công việc không dễ dàng, cần phải có sự chuẩn bị lâu dài từ cả phía Nhà nước lẫn các doanh nghiệp (DN).
Tìm cách nội địa hóa nguyên liệu
Công ty TNHH Woosung Việt Nam (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc) đã đầu tư vào Đồng Nai được 19 năm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Nhà máy của DN này có trụ sở tại Khu công nghiệp Bàu Xéo (H.Trảng Bom) và hệ thống đại lý rộng khắp khu vực miền Nam. Theo ông Võ Quang Nhân, phụ trách bộ phận marketing của công ty thì để chủ động hơn trong khâu sản xuất, 2 năm qua công ty đang thực hiện các giải pháp nhằm tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên liệu trong nước, nhất là tại các địa phương có sự phát triển về các sản phẩm nguyên liệu, nông sản.
Tương tự, trong tháng 5 và tháng 6, Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã tổ chức hội nghị gặp gỡ hơn 300 nhà cung ứng tại các khu vực trong cả nước. Là đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng như cung ứng sản phẩm chăn nuôi chủ lực trên thị trường, theo đại diện CP Việt Nam thì DN nhận thức được rằng “nhà cung cấp” chính là mắt xích rất quan trọng trong chuỗi cung ứng. CP đẩy mạnh hợp tác để hướng đến việc phát triển bền vững nguồn nguyên liệu, đặc biệt là nhóm hàng nguyên liệu nội địa.
Một đơn vị lớn khác là tập đoàn Tập đoàn De Heus đến từ Hà Lan hiện đang có nhà máy sản xuất ở KCN Dầu Giây. Sau khi mua lại mảng thức ăn chăn nuôi MNS Feed của Masan, tập đoàn này đang có nhu cầu rất lớn về nguồn nguyên liệu. Tại buổi làm việc với UBND tỉnh tháng 5 vừa qua, lãnh đạo tập đoàn mong muốn hợp tác với các nhà chăn nuôi, các DN vừa và nhỏ cùng một số DN lớn tại Việt Nam cùng nhau phát triển bền vững. Để nội địa hóa nguyên liệu, De Heus đang hợp tác với đơn vị của Việt Nam là tập đoàn Hùng Nhơn đầu tư mạnh vào khu vực Tây Nguyên, từ đó chủ động hơn trong quá trình sản xuất.
Vẫn là bài toán khó
Theo các chuyên gia, dù là ngành kinh tế quan trọng nhưng Chăn nuôi của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều yếu kém. Đặc biệt, đối với lĩnh vực sản xuất, cung ứng thức ăn chăn nuôi, việc chưa chủ động được nguồn nguyên liệu khiến cho các đơn vị dễ bị ảnh hưởng, từ đó kéo theo những biến động của thị trường. Nguyên nhân là chưa có nền tảng vững chắc, chăn nuôi của chúng ta vẫn chưa tự chủ được về con giống, nguyên liệu thức ăn. Đây là những yếu tố cấu thành nên từ 70-80% giá thành của chăn nuôi. Đặc biệt, trong cơ cấu nguyên liệu thức ăn, có những nguyên liệu mà Việt Nam chưa sản xuất được. Để phát triển bền vững, thì Nhà nước cần có chính sách tự chủ trong nguồn giống, xây dựng vùng nguyên liệu, đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tập đoàn, DN nội đầu tư mạnh vào chăn nuôi, giảm bớt sự phụ thuộc vào các tập đoàn thế giới.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất nhận định dù nguồn nguyên liệu tại Việt Nam có nhưng để có thể hợp tác cũng chưa hẳn dễ dàng, điều quan trọng là sự ổn định và chất lượng sản phẩm. DN có nhu cầu lớn về nguyên liệu song các nhà cung ứng phải có sự ổn định, chất lượng nông sản phải đảm bảo được yếu tố đầu vào, hàm lượng dinh dưỡng…
Phan Anh
Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai
- nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y (VNUA): Khẳng định vị trí trong nghiên cứu khoa học và dịch vụ thú y
- Chitosan: Những ứng dụng trong chăn nuôi
- Cách phun tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi
- Cục Thú y: Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam không ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ thịt lợn
- Cargill khánh thành và bàn giao 5 điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc
- Dự báo cung cầu lúa mì thế giới niên vụ 2022/23
- Anh Phan Văn Sơn với mô hình nuôi le le đạt hiệu quả
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 2 tháng đầu năm 2023 đạt trên 129,4 triệu USD
- Gia cầm sẽ chiếm non nửa thị trường thịt toàn cầu vào năm 2031
- Mavin tiếp tục là Thương hiệu sản xuất trong nước tốt nhất của Auscham Việt Nam
Tin mới nhất
T7,25/03/2023
- Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y (VNUA): Khẳng định vị trí trong nghiên cứu khoa học và dịch vụ thú y
- Cách phun tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi
- Cục Thú y: Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam không ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ thịt lợn
- Cargill khánh thành và bàn giao 5 điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc
- Dự báo cung cầu lúa mì thế giới niên vụ 2022/23
- Anh Phan Văn Sơn với mô hình nuôi le le đạt hiệu quả
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 2 tháng đầu năm 2023 đạt trên 129,4 triệu USD
- Gia cầm sẽ chiếm non nửa thị trường thịt toàn cầu vào năm 2031
- Mavin tiếp tục là Thương hiệu sản xuất trong nước tốt nhất của Auscham Việt Nam
- Nga: Ngành gia cầm đặt mục tiêu tham vọng
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất