Ngành chăn nuôi gia cầm: Tự tìm lối đi trong gian khó - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Ngành chăn nuôi gia cầm: Tự tìm lối đi trong gian khó

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhiều tháng qua, người chăn nuôi gia cầm luôn gồng mình gánh lỗ, sản phẩm bán ra dưới giá thành sản xuất do đầu ra khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhiều người chăn nuôi bỏ nghề, bán trại vì càng nuôi càng thua lỗ. Điều này, không chỉ ảnh hưởng tới người chăn nuôi mà còn có tác động đến an ninh thực phẩm trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu thịt lợn nghiêm trọng. Người chăn nuôi và doanh nghiệp tự cứu lấy mình trước khi bị phá sản, nhưng đã đến lúc, cần nhìn nhận phải có một chính sách vĩ mô ổn định để ngành gia cầm của  Việt Nam phát triển thực sự bền vững và hiệu quả!

     

    Ảnh hưởng của covid-19, chăn nuôi gia cầm chao đảo

     

    Theo Bộ NN&PTNT chưa bao giờ Việt Nam có đàn gia cầm lớn như hiện nay, tính tới tháng 5/2020), nước ta có đàn gia cầm gần 500 triệu con, nhiều nhất từ trước tới nay. Việt Nam đứng ở vị trí 20 trên thế giới về sản lượng thịt gia cầm; đứng vị trí thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc) về số lượng đàn vịt, thuộc TOP 10 thế giới về sản lượng thịt vịt và trứng vịt.

     

    Sau khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở nước ta vào tháng 2/2019 đã gây ra nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi lợn, Bộ NN&PTNT có chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm để làm sinh kế cho người dân và bù đắp lượng thịt còn thiếu. Tuy nhiên, đầu năm 2020, tình hình dịch covid -19 kéo dài, làm cho việc tiêu thụ trứng, thịt gia cầm khó khăn. Cung vượt Cầu nên nhiều sản phẩm, nhất là gà công nghiệp lông trắng, trứng gia cầm phải bán dưới giá thành và ứ đọng kéo dài, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng nề. Nhiều chủ trại nuôi thua lỗ nặng nề, bị gà, vịt mổ sổ đỏ, thậm chí phải bán trại, bỏ nghề.

     

    Không chỉ các trại chăn nuôi tư nhân quy mô nhỏ mà các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại cũng không tránh khỏi cơn “khủng hoảng” này. Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất và chăn nuôi Thanh Đức (Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) là doanh nghiệp đi đầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về ứng dụng công nghệ cao, dây chuyền hiện đại chăn nuôi với quy mô lớn. Nhưng doanh nghiệp này đã không vượt qua đợt khó khăn vừa qua. Ông Lâm Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất và chăn nuôi Thanh Đức chia sẻ: “Suốt nhiều tháng trời gồng mình chịu lỗ vì không thể tiêu thụ được trứng do thị trường gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, tôi buộc phải bán lại toàn bộ trang trại chăn nuôi cho một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tránh rơi vào cảnh phá sản”.

     

    Người chăn nuôi, doanh nghiệp vượt khó, khôi phục lại nghề

     

    Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng sau dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ của các mặt hàng trứng, thịt gia cầm dần khôi phục. Cộng thêm nguyên nhân nguồn cung giảm mạnh do người chăn nuôi bỏ đàn, giảm đàn nên giá các sản phẩm gia cầm hiện đang tăng trở lại. Tăng cao nhất là sản phẩm gà công từ 31-33 ngàn đồng/kg, tăng gấp 3 lần so với thời điểm giá mặt hàng này chạm đáy vào vài tháng trước đó và tăng cả chục ngàn đồng so với hồi đầu tuần. Giá vịt cũng tăng về mứcngười chăn nuôi đạt lợi nhuận tốt với mức dao động từ 38-40 ngàn đồng/kg. Giá trứng gà công nghiệp cũng đạt khoảng 14 ngàn đồng/ chục, trứng vịt trên 20 ngàn đồng/chục là mức người chăn nuôi bắt đầu có lợi nhuận.

     

    Ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ nhận xét, giá gà công nghiệp tăng lên đột biến do trước đó người chăn nuôi giảm đàn. Mặt khác, vừa qua, tình hình dịch bệnh trên gia cầm diễn biến phức tạp khiến nhiều trại mất trắng đàn nuôi.

     

    Theo đó, hiện nay, nguồn cung giảm mạnh vì nhiều trại mất lứa nuôi. Trong khi đó, sau dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ khôi phục trở lại, nhất là hàng loạt trường học, các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp hoạt động đều trở lại khiến nhu cầu tăng cao.

     

    “Trước đây, doanh nghiệp sản xuất giống phải tiêu hủy bớt gà, vịt giống vì không có người mua. Hiện nay, thị trường tiêu thụ khôi phục tốt, người chăn nuôi đầu tư trở lại vì nhu cầu thị trường này là rất lớn, nhất là trong tình hình giá thịt heo vẫn cao ngất ngưởng như hiện nay thì sản phẩm thịt gà vẫn được ưu tiên lựa chọn” – ông Quyết nói.

     

    Nhiều trại chăn nuôi chuyển hướng chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô trang trại lớn, hiện đại theo chuỗi liên kết để phát triển bền vững. Ông Trần Văn Nhân, chủ trại gà tại xã Hố Nai 3 (H.Trảng Bom, Đồng Nai) cho biết: “Sau giai đoạn chăn nuôi gặp khó khăn vì dịch Covid-19, tôi chuyển các trại nuôi gà, vịt quy mô nhỏ lẻ vài ngàn con/trại để tập trung đầu tư cho trang trại chăn nuôi lớn với quy mô 210 ngàn con. Tôi đổ vốn đầu tư trang trại mới theo chuẩn công nghiệp hiện đại, ký kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm để phát triển ổn định”.

     

     

    Tại Phú Thọ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, HTX Dịch vụ Chăn nuôi và Tiêu thụ gà ta Việt Nam thúc đẩy tăng cường chế biến sâu các sản phẩm gà lông màu của Việt Nam, qua đó chủ động một phần đầu ra, nâng cao hiệu quả và hướng đến chuỗi chăn nuôi gà khép kín, bền vững. Với thương hiệu Gà thảo mộc Vinh Mè, HTX Dịch vụ Chăn nuôi và Tiêu thụ gà ta Việt Nam có bộ sản phẩm chế biến từ gà thảo mộc rất đa dạng, đáp ứng từ người già, trẻ nhỏ đến quán ăn, nhà hàng, như: gà rán thảo mộc, gà thảo mộc tuyết liên sâm, gà thảo mộc nướng lu, gà thảo mộc ủ muối, khô gà thảo mộc, chân gà thảo mộc, gà thảo mộc nấm lẩu, gà thảo thảo mộc sốt me, gà thảo mộc hầm hạt dẻ,…Hiện, bình quân mỗi ngày HTX Dịch vụ Chăn nuôi và Tiêu thụ gà ta Việt Nam chế biến và bán ra thị trường khoảng 300 con gà thảo mộc và mục tiêu trong thời gian tới, HTX sẽ nâng công suất lên 1.000 – 2.000 con gà chế biến/ngày.

     

    Đẩy mạnh giết mổ, chế biến quy mô công nghiệp

     

    Trong bối cảnh thị trường sản phẩm gia cầm giống nhu một “tà áo hẹp”, việc bán trứng và thịt gia cầm ở dạng thô đã không cho lợi nhuận cao, các doanh nghiệp đẩy mạnh ngành giết mổ, chế biến gia cầm. Cụ thể, mới đây nhất, Công ty Cổ phần công nghệ thực phẩm Vinh Anh, Công ty TNHH Green Chicken, Tập đoàn De Heus Hà Lan cùng các đối tác đã liên kết xây dựng nhà máy giết mổ gia cầm Green Chicken tại Hà Nội.

     

    Chia sẻ với PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, ông Nguyễn Quang Hiếu – Giám đốc nhà máy Green Chicken công suất giết mổ của nhà máy Green Chicken lên tới 45.000 con gà thịt/ngày và 15.000 con vịt thịt/ngày. Nguồn nguyên liệu của nhà máy Green Chicken là gà trắng, gà màu, gà thả vườn và vịt thịt được thu mua từ các trang trại trong chuỗi liên kết của Tập đoàn De Heus; đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn Viet-GAP, Global-GAP; được kiểm soát nghiêm ngặt về tất cả các yếu tố đầu vào từ con giống, thức ăn, vắc xin, thuốc thú y, môi trường nuôi; đảm bảo sự đồng đều, ổn định và cho ra chất lượng tốt nhất.

     

    Dự kiến sản phẩm của nhà máy Green Chicken bao gồm các loại thịt gia cầm tươi & đông lạnh; các sản phẩm chế biến từ thịt gia cầm; các sản phẩm chế biến từ các loại thịt khác; các loại thịt nhập khẩu và các loại trứng gia cầm…

     

    Trước đó, ngày 24/10/2019, tại thôn Phúc Tiên, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Nhà máy giết mổ – chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis chính thức khánh thành. Hiện tại, nhà máy có công suất 4.500 con/giờ ở giai đoạn 1 và sẽ nâng lên 9.000 con/giờ ở giai đoạn 2. Đây là dự án liên danh giữa Công ty Cổ phần Nông sản Gia Phú và Tập đoàn Master Good (Hungagry), với tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

     

    Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, theo kế hoạch, công ty sẽ xuất khẩu sản phẩm thịt gà đã qua chế biến vào Quý 2 năm 2020 với sản lượng 3.000 tấn/tháng sang các thị trường Nhật Bản, châu Âu và các quốc gia trong khu vực châu Á. Để thực hiện mục tiêu này, công ty đã thành lập công ty mới là Công ty TNHH CPV Food đặt tại Khu công nghiệp Becamex Bình Phước. Trong giai đoạn 1 (2019 – 2023), công ty này sẽ xây dựng mô hình kinh doanh khép kín gồm các nhà máy và trang trại giống phục vụ cho dự án trên.

     

    Cụ thể, công ty sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến thức ăn công suất 0,3 triệu tấn/năm (hiện đang thực hiện xây dựng nhà xưởng). 5 trại gà giống bố, mẹ quy mô 30 tủ ấp, công suất 53,6 triệu con gà/năm. Dự kiến tháng 7/2019 sẽ nhập lô gà giống vào trại đầu tiên.Trang trại được xây dựng theo mô hình khép kín hoàn toàn tự động, chia riêng biệt khu văn phòng và sản xuất, tuyệt đối an toàn sinh học bằng hệ thống Silo cám được lắp đặt tập trung bên ngoài.

     

    Tại Bình Định, ông Lê Văn Dư – Giám đốc Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư cho biết, dự án xây dựng nhà máy giết mổ công suất 5,76 triệu con gà thịt/năm, chế biến ra khoảng 8.640 tấn thịt gà các loại để xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư dự án hơn 537 tỷ đồng. Dự kiến đến tháng 2.2024, dự án sẽ đi vào hoạt động.

     

    TÂM AN

    ÔNG NGUYỄN VĂN TRỌNG – PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC CHĂN NUÔI

     Sản lượng tiệu thụ trứng và thịt gia cầm của người Việt còn thấp. Trung bình mỗi năm, sản lượng tiêu thụ thịt gà của mỗi người Việt chỉ có khoảng hơn 9 kg. Sản lượng tiêu thụ này hiện thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Singapore có mức tiêu thụ lần lượt là 30 – 35 kg. Đối với sản phẩm trứng gia cầm, sản lượng tiêu thụ của người Việt Nam đứng thứ 6 trong nhóm các nước ASEAN. Các sản phẩm từ gia cầm của Việt Nam bắt đầu tăng lượng xuất khẩu. Điển hình là trứng vịt muối mỗi năm xuất khẩu khoảng 10 – 15 triệu quả, tập trung tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực này hiện có 3 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trứng vịt muối.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.