Ngành chăn nuôi gia súc lớn: Tạo đà cho bước nhảy vọt - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Ngành chăn nuôi gia súc lớn: Tạo đà cho bước nhảy vọt

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp trên diện rộng, ngành chăn nuôi gia súc lớn gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng không nghiêm trọng bằng chăn nuôi gia cầm hoặc chăn nuôi lợn. Ảnh hưởng đó thể hiện đặc biệt trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm cũng như chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

     

    Năm 2021, ngành chăn nuôi gia súc lớn gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19

     

    Những hoạt động nổi bật của ngành chăn nuôi gia súc lớn trong năm 2021

     

    Tổng đàn gia súc lớn vẫn tăng trưởng nhưng không cao. Tổng đàn bò ước khoảng 6,5 triệu con, tăng trưởng 2,5%; trong đó đàn bò sữa khoảng 350-355 ngàn con, tăng trưởng khoảng 6%. Sản lượng sữa tươi sản xuất ra ước đạt trên 1,15 triệu tấn, tăng khoảng 10%. Nhiều trại chăn nuôi bò sữa năng suất cao đạt 28-30 lít/con/ngày (Vinamilk), hoặc 30-32 lit/con/ngày (TH True milk); đàn dê, cừu phát triển tốt, đạt khoảng 2,85 triệu con; đàn trâu ổn định, đạt gần 2,3 triệu con. Năm 2021, ngành chăn nuôi Gia súc lớn có những hoạt động nổi bật sau:

     

    1. Công tác lai tạo đàn bò triển khai đồng thời tại nhiều địa phương, với nhiều tổ hợp lai gồm lai hai máu, ba máu thậm chí bốn máu, lai bò ngoại với bò ngoại. Cụ thể, giữa Charolai với Red brahman; giữa BBB (Blue Blanc Belgie) với Red Brahman; Senepol với Red Brahman. Một số cặp lại có máu của bò Waygu nhằm nâng cao chất lượng thịt.

     

    2. Sử dụng Công nghệ cao trong nhân giống như công nghệ phôi, công nghệ tinh phân ly giới tính, công nghệ sinh sản hoặc công nghệ thông tin, số hóa trong công tác quản lý đàn.

     

    3. Trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ đã trở thành ý thức của người chăn nuôi. Trồng ngô sinh khối sử dụng cho chăn nuôi trâu bò đã phát triển tốt tại nhiều địa phương. Dự trữ nguồn thức ăn thô xanh trong mùa giáp hạt, đặc biệt mùa đông, đông xuân đã hạn chế được tỷ lệ chết đói, chết rét của đàn vật nuôi. Việc liên kết tạo chuỗi trong sản xuất thức ăn thô xanh đã được nhen nhóm thực hiện tại một số doanh nghiệp.

     

    4. Thức ăn TMR đã được sử dụng ở hầu hết các trang trại chăn nuôi quy mô lớn và vừa. Một số nơi xây dựng nhà máy chế biến thức ăn TMR đóng gói cung cấp, bán cho người chăn nuôi đã đã được thực hiện tại một số địa phương.

     

    5. Chăn nuôi theo chu kỳ kinh tế tuần hoàn đã và đang được nhiều trang trại áp dụng, ví dụ như Công ty T&T 159, Công ty Vinamilk. Công ty TH True milk. Công nghệ tách ép phân khô và nước, làm phân vi sinh hiện đã được phổ biến ở nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn hoặc vừa ở miền Nam và miền Bắc.

     

    6. Công nghệ thông tin, số hóa đã và đang được ứng để quản lý đàn, làm cơ sở để truy xét nguồn gốc sản phẩm được tiến hành ở một số trang trại lớn.

     

    7. Quy mô chăn nuôi trong nông hộ đã được nâng lên, không phải 1 hoặc 2 con mà 3, 4, 5 hoặc nhiều hơn đối với chăn nuôi hộ, 15,30, 40, 50 con đối với trang trại gia đình tùy theo đối tượng nuôi là trâu hay bò.

     

    Tất cả hoạt động trên đã tạo đà cho ngành chăn nuôi gia súc lớn có những bước nhảy vọt trong năm 2022.

     

    Những hoạt động của ngành chăn nuôi gia súc lớn trong năm 2022.

     

    Ngành chăn nuôi gia súc lớn phải thực hiện nghiêm túc định hướng và sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp (Cục Chăn nuôi), trong Hội nghị ngày 21/12/2021 của Bộ như sau:

     

    – Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành: Quyết định số 1520/2020/QĐ-TTg; Quyết định số 703/QĐ-TTg; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP, NĐ 02 hỗ trợ thiên tai dịch bệnh.

     

    – Thực hiện tối đa xã hội hóa, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển chăn nuôi. Nhà nước tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho công tác khảo kiểm nghiệm giống vật nuôi và hỗ trợ các doanh nghiệp theo Luật định. Thực hiện đồng bộ các biện pháp về cải thiện môi trường đầu tư: Rà soát các khâu theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Đơn giản hóa, giảm đến mức tối thiểu thủ tục hành chính.

     

    Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ, năm 2022 ngành chăn nuôi gia súc lớn sẽ thực hiện cụ thể ở từng lĩnh vực như dưới đây:

     

    Chăn nuôi trâu

     

    Sau khi đã làm mới mình trong năm 2021 (năm Tân Sửu), chăn nuôi trâu ở nước ta đã xác định rõ hơn vai trò chính của mình là cung cấp thịt cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Năm 2022, chăn nuôi trâu phải tập trung nhiều hơn, mạnh mẽ hơn vào các các lĩnh vực sau:

     

    – Loại thải triệt để những trâu trên 6 tuổi không còn sử dụng cho cày kéo hoặc sinh sản kém, đặc biệt những trâu đực đã thiến. Những trâu này không còn khả năng sinh trưởng cần phải vỗ béo giết thịt, không nên nuôi chúng kéo dài đặc biệt trong những mùa giáp hạt, mùa đông giá rét không đủ thức ăn.

     

    – Tích cực tạo nguồn thức ăn thô xanh (trồng các loại cỏ, trồng ngô), phơi, sấy khô, ủ chua dự trữ cho mùa đông, đông – xuân, mùa giáp hạt thiếu thức ăn đặc biệt thức ăn thô xanh. Người chăn nuôi trâu luôn luôn phải xác định “ Thức ăn thô xanh quyết định sự thành bại trong chăn nuôi”. Khi đã xác định được như vậy, vật nuôi không bao giờ bị chết đói.

     

    – Che chắn, sửa lại chuồng trại đảm bảo cho trâu được ấm mùa đông, mát vào mùa hè. Đảm bảo chuồng nuôi không ẩm thấp, thiếu ánh sáng. Hạn chế tỷ lệ nghé nuôi bị chết do đói rét, giun sán hoặc bệnh phổi.

     

    – Phòng trị bệnh theo luật thú y hay theo quy định của nhà nước. Thực hiện đúng các quy trình chăn nuôi, tạo điều kiện để truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.

     

    – Xúc tiến hình thành các Hợp tác xã, các câu lạc bộ hoặc tổ đội cùng sở thích chăn nuôi trâu. Các thành viên trong các tổ chức này giúp đỡ nhau từ việc mua giống, thức ăn, thú y đến các quy trình chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời  động viên, khuyến khích nhau để nâng cao quy mô chăn nuôi chăn nuôi từ 1,2,3,4,5 con lên 5,6,7,8,9,10 hoặc trên 10 con/hộ gia đình.

     

    Năm 2021, đàn trâu nước ta ổn định, đạt gần 2,3 triệu con

     

    Chăn nuôi bò

     

    a. Chăn nuôi bò sữa

     

    Nhân giống bằng công nghệ tinh, phôi phân ly giới tính là nét phổ biến biến tại các trang trại chăn nuôi của TH milk, Vinamik và một số trang trại quy mô lớn khác trong năm 2021. Năm 2022, các Công nghệ này sẽ tiếp tục được phát huy, chuyển giao, nhân rộng ra các trang trại khác trong toàn quốc.

     

    – Năm 2021, nước ta đã nhập 8333 bò tơ có chửa của hai giống Holstein Frisian và  Jersey từ Mỹ. Những bò này phần lớn đã có chửa bằng phối tinh phân ly giới tính hoặc cấy phôi phân ly giới tính. Đàn bò này có tiềm năng năng suất từ 12.000-15.000 lít sữa (Bò Holstein), 7.500 – 8.500 lít sữa (Jersey) /chu kỳ vắt sữa 305 ngày. Hiện nay, đàn bò này đang phát triển tốt, hy vọng chúng sẽ thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam và phát huy được tiềm năng năng suất sữa của chúng.

     

    – Năng suất bình quân đàn bò vắt sữa của Việt Nam khoảng 5.800 -6.000/lít/con/chu kỳ vắt sữa 305 ngày; nhiều trang trại chăn nuôi công nghiệp đạt 9.000- 10.000 lít/con/chu kỳ; nhiều cá thể đạt 13 -14.000 lít. Năm 2022, người chăn nuôi bò sữa nước ta phải luôn luôn phát huy được điều kiện thiên nhiên sẵn có và kinh nghiệm chăn nuôi của mình trong việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò để chúng phát triển tốt và bộc lộ tiềm năng năng suất, cho năng suất cao, chống bệnh tốt.

     

    – Để duy trì năng suất sữa cao, sức chống bệnh tốt, người chăn nuôi phải chú ý đến khẩu phần thức ăn của vật nuôi. Khẩu phần phải luôn luôn thay đổi không những phù hợp với năng suất sữa mà còn đáp ứng theo giai đoạn sinh lý của vật nuôi. Thức ăn thô xanh quyết định sự thành bại của chăn nuôi gia súc lớn hay gia súc nhai lại. Vì thế người chăn nuôi luôn phải trồng, tạo nguồn đầy đủ và chế biến chúng phù hợp với các loại vật nuôi khác nhau. Thức ăn TMR (thức ăn hoàn chỉnh) cần được áp dụng ở tất cả hộ chăn nuôi bò sữa.

     

    – Năm 2022, các mô hình chăn nuôi bò sữa tốt phải được nhân rộng; quy mô chăn nuôi trong nông hộ dần dần nâng 5-7 con lên 15-20 – 30 con tiến tới 40-50 con hoặc lớn hơn trong một hộ chăn nuôi hay trang trại gia đình. Các tiêu chí về sự liên doanh, liên kết trong hợp đồng giữa công ty chế biến với người chăn nuôi cần  được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Trên cơ sở tiêu chí này, người chăn nuôi sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và yên tâm khi đầu tư vào nghề mà họ đã chọn lựa. 

     

    – Nuôi bê trong giai đoạn bú sữa và sau cai sữa là khâu yếu nhất trong chăn nuôi bò sữa. Bê hay bị chết do viêm, sưng phổi; tiêu chảy do giun, sán. Để tăng tỷ lệ nuôi sống của bê, cần tạo điều kiện cho bê sống trong môi trường ấm, cao ráo, thoáng mát đồng thời tẩy giun sán cho bê theo quy trình.

     

    – Năm 2022, hình thức chăn nuôi theo chuỗi kinh tế tuần hoàn cần được nhân rộng. Hình thức chăn nuôi này không những bền vững về môi trường mà còn đem về lợi nhuận về kinh tế cao cho người chăn nuôi.

     

    Năm 2021, tổng đàn bò sữa nước ta khoảng 350-355 ngàn con, tăng trưởng khoảng 6%.

     

    b. Chăn nuôi bò thịt

     

    Ngoài một số hoạt động như tạo nguồn thức ăn; phối hợp khẩu phần thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển sinh lý của bò; quản lý đàn chặt chẽ để tránh đồng huyết; nâng quy mô ở chăn nuôi nông hộ 10,20, 30 con lên 50,70 con hoặc hơn; phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi bò thịt tiếp tục tập trung vào các hoạt động sau:

     

    – Các tổ hợp lai hai máu, ba máu thậm chí 4 máu tiếp tục thực hiện trên mọi miền tổ quốc tùy thuộc điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm chăn nuôi của từng vùng. Chú ý đặc biệt đối với tổ hợp lai đạt kết quả tốt; tổ hợp lai ngoại với ngoại, lai ba máu và bốn máu.

     

    – Các tổ hợp lai có kết quả tốt, số lượng nhiều ở đời thứ ba, thứ bốn có thể chọn lọc cho tự giao, đánh giá kết quả, nếu thấy có kết quả tốt, tiếp tục chọn lọc, chọn phối nhân nhanh về số lượng. Tạo điều kiện theo dõi, đánh giá chặt chẽ, xúc tiến hình thành nên giống mới. Tất nhiên, bên cạnh đó phải tác động thức ăn và đưa ra những tiêu chuẩn để chọn lọc cụ thể.

     

    – Tiếp tục cho cải tạo đàn bò nền tại những vùng sâu, vùng xa bằng tinh đông lạnh từ những giống tốt như: Redsindhi, Brahman (trắng, nâu), Sahiwal, Limousin, Charolais, Red Angus, Droughmaster, Senepol, BBB (Blue Blanec Belgie). Tỷ lệ bò lai càng cao, sản lượng thịt càng lớn.

     

    – Đẩy nhanh hơn, mở rộng hơn tại các địa phương có điều kiện các tổ hợp lai có máu của bò đực Wagyu với bò cái nền cải tiến (các con lai với Zebu ở các độ máu khác nhau), bò cái Holstein Friesian, bò cái H’Mông, bò cái F1 (Red Angus x Lai Zebu) và bò cái F1 (Charolais x Lai Zebu)…nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt các đời con sinh ra.

     

    – Xây dựng các trạm hay nhà máy giết mổ theo tiêu chuẩn và hệ thống phân phối lưu thông gắn kết giữa người chăn nuôi với nhà máy giết mổ, của hàng buôn bán thịt với người tiêu dùng. Tuyên truyền đồng bộ về lợi ích của thịt mát tới người tiêu dùng.

     

    – Tập huấn nâng cao nhận thức, kết hợp phổ biến những biện pháp kỹ thuật được áp dụng tới người chăn nuôi là biện pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để nâng cao số lượng và chất lượng đàn bò Việt Nam.

     

    Chăn nuôi bò đàn trong quân đội tại Hòa Bình

     

    Chăn nuôi Dê, Cừu

     

    Dê, Cừu ở nước ta chưa được quan tâm như bò. Vì thế, các trang trại chăn nuôi dê cừu tập trung theo hướng công nghiệp chưa có nhiều và nếu có quy mô của các trang trại này không lớn. Năm 2022, trước khi đầu tư, người chăn nuôi dê cừu một lần nữa  nhìn nhận lại lợi thế của chăn nuôi hai loài vật nuôi này như sau:

     

    a. Những lợi thế tự nhiên của dê và cừu khi chăn nuôi

     

    – Điều kiện tự nhiên, khí hậu, đồi núi, thảm thực vật phù hợp cho dê; miền Trung khô hạn phù hợp cho cừu.

     

    – Dê, cừu ăn được nhiều loại thức ăn thô xanh như lá cây, cỏ…. Thức ăn của chúng lại không canh tranh lương thực của con người và các loài gia súc khác.

     

    – Dê dễ thích nghi, thích nghi với phổ địa lý, khí hậu khác nhau trong nước, dê ít bị bệnh, tật; Cừu ưa khí hậu khô cạn, các khu vực miền Trung cừu đều có thể sống và phát triển tốt. Cả dê và cừu đều có hiệu suất sử dụng thức ăn cao.

     

    – Dê, cừu là loài vật mắn đẻ, nuôi con tốt. Khả năng cho sữa cao, chất lượng sữa tốt.  Thị trường sữa và thịt cừu, dê đang rất sôi động ở nước ta.

     

    – Chi phí đầu tư vào chăn nuôi dê, cừu không cao, chuồng trại đơn giản, khả năng thu hồi vốn nhanh.

     

    – Thịt, sữa dê, cừu là nguồn thực phẩm hữu cơ an toàn và có khả năng cạnh tranh không những trong nước mà còn cả ngoài nước so với các sản phẩm vật nuôi khác.

     

    Năm 2021, đàn dê, cừu phát triển tốt, đạt khoảng 2,85 triệu con

     

    b. Những hoạt động chính của chăn nuôi dê cừu trong năm 2022.

     

    Trong năm 2022, chăn nuôi dê cừu cần tập trung cho các hoạt động chính như sau:

     

    – Thực hiện đồng thời nhiều tổ hợp lai, có thể hai máu, ba máu thậm chí bốn máu trên khắp cả nước, những vùng nuôi nhiều dê như các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, các tỉnh Bắc Trung bộ, các tỉnh Duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Các tỉnh chăn nuôi cừu như Bình Thuận, Ninh Thuận. Trên cở sở các tổ hợp lai đó các tỉnh tìm cho mình những tổ hợp lai phù hợp nhất (năng suất cao, hiệu quả kinh tế tốt).Những giống dê mới cũng có thể xuất hiện trên cơ sở theo dõi chặt chẽ các tổ hợp lai này với số lượng lớn đồng thời cho các con lai đời 3, đời 4 tự giao có chủ định theo mục tiêu cụ thể.

     

    – Nhu cầu tiêu thụ sữa dê rất lớn, nhưng khả năng cung cấp rất hạn chế vì vậy, năm 2022 người chăn nuôi dê cần tập trung cho phát triển dê sữa. Nước ta đã có trang trại dê sữa rất lớn ở Công Tum. Năm 2022, trại dê này không những khai thác sữa cung cấp cho  thị trường mà còn nhân giống cung cấp cho người chăn nuôi khi họ có nhu cầu.

     

    – Thành lập các chuỗi liên kết từ người chăn nuôi đến người giết mổ, phân phối và tiểu thụ. Đây là khâu yếu nhất trong chăn nuôi dê, cừu ở nước ta.

     

    – Tạo nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn thô xanh trong những tháng thời tiết nóng khô, hạn tại các tỉnh miền Trung; mưa, rét, ẩm ướt không đủ thức ăn ở mùa đông tại các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.

     

    – Phòng trị bệnh cho dê, cừu non đặc biệt dê, cừu con theo mẹ, theo đàn khi mới sinh hoặc sau cai sữa.

     

    PGS.TS. Lê Thị Thúy

     Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Chăn nuôi Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam

     

    PGS.TS. Hoàng Kim Giao

     Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.